Nhận diện về kinh tế tri thức

Ngày đăng: 16/10/2019 - 15:10

Khái niệm “kinh tế tri thức” manh nha xuất hiện từ đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX, do nhà kinh tế học người Mỹ gốc Áo - Peter Ferdinand  Drucker (1909-2005) đề xuất. Trong các tác phẩm chuyên sâu về quản trị hiện đại, ông luôn đề cao vai trò của “người công nhân tri thức” và tiên đoán về sự thất nghiệp của “người công nhân áo xanh” dưới sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học - công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin. Hiện nay, kinh tế tri thức đang trở thành một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển của nhiều quốc gia, bao gồm cả những quốc gia phát triển và đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

1. Thuật ngữ “Kinh tế tri thức”

“Kinh tế tri thức” là thuật ngữ được ghép bởi hai khái niệm tương đối trừu tượng là “kinh tế” (Economy) và “tri thức” (Knowledge). Theo quan niệm chung, kinh tế tri thức là một hình thái kinh tế tiếp nối của kinh tế công nghiệp, là biểu hiện cụ thể của “làn sóng thứ ba” (The third wave). Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế dựa vào tri thức (Knowledge - Based Economy), trên cơ sở khoa học và công nghệ cao.

Về phương diện báo chí, khái niệm “kinh tế tri thức” được đề cập một cách đầy đủ và công khai trong bài phát biểu của cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton tháng 02/1997: “Nền kinh tế mới là nền kinh tế tri thức. Chúng ta hướng tới nền kinh tế tri thức thế kỷ XXI đòi hỏi phải có một chiến lược kinh tế mới, mà việc thực hiện giáo dục đi trước một bước quan trọng hơn bất cứ lúc nào1. Theo Bill Clinton, kinh tế tri thức là nền kinh tế kiểu mới, trong đó tri thức và thông tin đóng vai

Theo quan đim của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), “nền kinh tế tri thức là nền kinh tế ngày càng phụ thuộc trực tiếp vào việc sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức, thông tin”2.

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) cho rằng, “nền kinh tế tri thức là nền kinh tế mà trong đó quá trình sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức trở thành động lực chính cho tăng trưởng, cho quá trình tạo ra của cải và việc làm trong tất cả các ngành kinh tế”3.

Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá: “Đối với các nền kinh tế tiên phong trong nền kinh tế thế giới, cán cân giữa hai yếu tố tri thức và các nguồn lực đang nghiêng về tri thức. Tri thức thực sự đã trở thành yếu tố quan trọng nhất quyết định mức sống - hơn cả yếu tố đất đai, hơn cả yếu tố tư liệu sản xuất, hơn cả yếu tố lao động. Các nền kinh tế phát triển nhất về công nghệ ngày nay thực sự đã dựa vào tri thức”4.

Giáo sư, Viện sĩ Đặng Hữu - Nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho rằng, “kinh tế tri thức” là cách gọi dễ hiểu và thông dụng để bao quát tên gọi các hình thái kinh tế khác phát sinh vào nửa cuối thế kỷ XX như: “kinh tế thông tin” (Information Economy), “kinh tế mạng” (Network Economy), “kinh tế số” (Digital Economy) - những hình thái kinh tế nhấn mạnh tầm quan trọng của công nghệ thông tin; “kinh tế học hỏi” (Learning Economy) - nói lên động lực chủ yếu của kinh tế là học tập suốt đời. Thuật ngữ “kinh tế tri thức” còn có thể gọi chệch sang “kinh tế dựa vào tri thức” (Knowledge - Based Economy); “kinh tế dẫn dắt bởi tri thức” (Knowledge Driven Economy) hay “kinh tế mới” (New Economy).

2. Đặc trưng của nền kinh tế tri thức

Tổng hợp quan đim của một số nhà nghiên cứu, có thể nêu lên một số đặc trưng cơ bản của nền kinh tế tri thức, đó là:

Tri thức trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là nguồn vốn cơ bản có vai trò quyết định của sản xuất

Nếu trong nền văn minh nông nghiệp, quyền lực hay nguồn vốn sản xuất là sức mạnh cơ bắp (Physical force), hay trong nền văn minh công nghiệp, đồng tiền chiếm vị trí thống trị xã hội, thì trong nền văn minh trí tuệ, tri thức trở thành nguồn vốn (Capital) cơ bản và là động lực thúc đẩy quá trình sản xuất. Nói cách khác, nếu trong “nền kinh tế công nghiệp”, hình thái tư bản tồn tại dưới ba dạng: tư bản công nghiệp, tư bản thương nghiệp và tư bản tài chính, thì trong “nền kinh tế tri thức” chỉ còn một dạng tư bản chủ yếu là tư bản tri thức (Knowledge Capital). Nghĩa là, ai chiếm lĩnh được nhiều tri thức, người đó có quyền chủ động trong quản lý sản xuất và thu được nhiều lợi nhuận. Alvin Toffler cho rằng: “Tri thức sẽ thay thế vốn đầu tư. Tri thức ngoài việc có thể thay thế vật chất, giao thông vận tải và nguồn năng lượng ra, còn có thể tiết kiệm thời gian. Đứng về mặt lý luận, tri thức khai thác không bao giờ cạn, trở thành vật thay thế cuối cùng, trở thành nguồn tài nguyên cuối cùng của công nghệ. Tri thức là nhân tố then chốt của sự tăng trưởng kinh tế thế kỷ XXI”5.

Ưu thế của tri thức là trong quá trình sử dụng không những không bị mất và hao mòn đi mà trái lại, còn được tăng lên (ví dụ: sự cải tiến thường xuyên của các chương trình phần mềm máy tính) và được chia sẻ nhờ sự kết nối của hệ thống mạng (ví dụ: hệ thống điu hành taxi của Uber, Grab). Những sản phẩm và dịch vụ có hàm lượng tri thức càng cao sẽ càng trở nên quý giá.

Do tri thức đóng vai trò trung tâm trong sản xuất - kinh doanh, nên việc bảo hộ quyền sở hữu đối với tri thức là rất quan trọng. Sự thành công của những nhà tỷ phú như Bill Gates, Jack Ma… đã chứng minh tính quyền lực của tri thức, đặc biệt là trong công tác quản trị nhân sự và marketing.

Trong nền kinh tế tri thức, sản xuất công nghệ (Technological Production) là hình thức sản xuất quan trọng nhất, tiêu biểu nhất

Sự ra đời và phát triển của kinh tế tri thức ở các quốc gia tiên tiến hiện nay (chủ yếu là các nước thuộc G20) là nn tng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đây được coi là cuộc cách mạng số, thông qua các công nghệ hiện đại như: Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tế ảo (AR), mạng xã hội, đin toán đám mây, đin thoại di động, phân tích dữ liệu lớn (SMAC), v.v. để chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số. Do tính chất “số” của thời đại, trong kinh tế tri thức, người ta không chỉ quan tâm đến thế giới thực (cái đang là) mà còn quan tâm đến thế giới có thể có (cái sẽ là).

Trong nền kinh tế tri thức, tồn tại nhiều “doanh nghiệp tri thức” (Knowledge Business), ở đó không còn ranh giới giữa khoa học và sản xuất, giữa phòng thí nghiệm và công xưởng, những người cùng một lúc đảm nhiệm cả việc nghiên cứu và sản xuất, đó là công nhân tri thức (Knowledge Worker). Đin hình của hình thức doanh nghiệp này có thể kể đến: Microsoft, Nescape, Yahoo, Dell, Cisco. Đi với các doanh nghiệp này, việc đầu tư cho nghiên cứu phát triển (R&D) đóng vai trò quan trọng. Kết quả việc đầu tư mang lại có thể rất lớn nhưng cũng có những rủi ro hoặc thất bại, do đó người ta gọi đây là “đầu tư mạo hiểm”.

Việc hình thành và phát triển doanh nghiệp công nghệ hiện đại có kế hoạch góp phần tạo nên các khu công nghệ cao (High-Tech Park), Thung lũng Silicon (Silicon Valley, San Francisco) là một ví dụ đin hình. Ở đây có một số trường đại học như: Đại học San Jose, Đại học Santa Clara, Đại học Stanford và các tập đoàn công nghệ lớn như: Facebook, Yahoo, Google, Apple Computer, Intel, Sisco Systems, eBay,…

Trong thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, sự xuất hiện của “Bitcoin” (tiền ảo) và “Blockchain” (chuỗi khối liên kết) giống như một phương tiện và cách thức thanh toán thương mại đin tử đã thúc đẩy nhanh chóng quá trình phát triển của kinh tế tri thức, giúp chống rủi ro trong thay đổi dữ liệu (Data) và hiện tượng “Double spending” (chi tiêu gian lận - hai lần), góp phần nâng cao tính bảo mật của thông tin và giao dịch thương mại trên mạng.

Lao động tri thức chiếm tỷ trọng cao trong sản xuất

Trong nền kinh tế tri thức, cơ cấu sn xut ngày càng phụ thuộc vào việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ, đặc biệt là công ngh cao. Trên thực tế, việc làm trong sản xuất (công xưởng, nhà máy, trên đồng ruộng) và phân phối hàng hóa (vận chuyển, siêu thị) đã giảm đi nhiều, thay vào đó là việc làm trong các văn phòng.  Nói một cách hình ảnh như các nhà xã hội học phương Tây là số lượng “công nhân áo xanh” (Blue Collar Worker) sẽ giảm đi nhiều, thay vào đó là số lượng “công nhân áo trắng” (White Collar Worker) hay “công nhân tri thức” (Knowledge Worker).

Do tính chất công việc, nguồn nhân lực nhanh chóng được tri thức hóa. Thêm vào đó, người sử dụng lao động khuyến khích sự sáng tạo, đổi mới sẽ đưa học tập trở thành nhu cầu thường xuyên và tất yếu đối với mọi người. Nói cách khác, xã hội với sự phát triển của nền kinh tế tri thức sẽ trở thành xã hội học tập (Learning Society). Từ đây, học tập trở thành phương tiện mưu sinh, do vậy, tính cạnh tranh trong giáo dục sẽ diễn ra gay gắt, thậm chí khốc liệt như “chiến trường”, đòi hỏi con người phải học tập suốt đời theo nguyên tắc “vừa học vừa làm” nếu không muốn mất việc làm.

Để xây dựng xã hội học tập, việc đầu tư cho giáo dục phải được nhà nước ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, đầu tư cho giáo dục là một dạng đầu tư vô hình (Invisible Investment), đầu tư mạo hiểm (Risky Investment), kết quả thu được có thể rất cao nhưng cũng có thể “mất trắng” do quá trình “lão hóa tri thức” diễn ra quá nhanh, một số tri thức trở nên vô giá trị đối với quá trình sản xuất mới. Đó là chưa nói đến tình trạng “chảy máu chất xám” từ quốc gia này sang quốc gia khác, từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác do chiến lược “săn đầu người” (Head Hunter) của các nhà tuyển dụng.

Kinh tế tri thức là hệ quả tất yếu của toàn cầu hóa

Toàn cầu hóa là xu thế chủ đạo đang tác động đến tất cả các quốc gia trên toàn thế giới. Khái niệm “toàn cầu hóa” (Globalization) gần với khái niệm “quốc tế hóa” (Internationalization) và khái niệm “hội nhập quốc tế” (International Integration). Cụ thể hơn, toàn cầu hóa là giai đon phát triển cao của quá trình hội nhập quốc tế và quốc tế hóa. Theo Liên hợp quốc, toàn cầu hóa gồm ba xu thế lớn, đó là: toàn cầu hóa của thị trường, toàn cầu hóa về văn hóa và toàn cầu hóa về an ninh6. Trong phạm vi bài viết chỉ đề cập đến phương diện toàn cầu hóa thị trường, theo đó mọi thị trường và sản phẩm trong kinh tế tri thức đều mang tính quốc tế hay có giá trị toàn cầu.

Với sự có mặt của xí nghiệp ảo, công ty ảo, môi trường làm việc từ xa và công ty xuyên quốc gia, hàng hóa làm ra không phải sản phẩm của một công ty, một quốc gia, mà hàng hóa ở đây mang tính quốc tế. Do mạng lưới mua sắm thông qua mạng trực tuyến và hệ thống chuyển phát nhanh trải rộng toàn cầu, sản phẩm được sản xuất ở một quốc gia nào đó cũng có thể có mặt khắp nơi trên thế giới một cách nhanh chóng. Điu này đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng, đồng thời tiết kiệm thời gian mua sắm.

Nhìn chung, toàn cầu hóa và kinh tế tri thức tác động thúc đẩy lẫn nhau, tạo điu kiện thuận lợi cho nhau phát triển, từ đó làm cho quá trình nhất thể hóa diễn ra nhanh chóng, đưa thế giới trở thành ngôi nhà chung mà mỗi quốc gia là một thành viên của ngôi nhà đó phải có trách nhiệm bảo vệ và xây dựng7.

3. Những thách thức trong nền kinh tế tri thức

Kinh tế tri thức là một hình thái kinh tế phát triển cao của lịch sử loài người, phản ánh sự tiến bộ vượt bậc trên mọi phương diện: khoa học - công nghệ, tổ chức tri thức, quản lý kinh tế và bảo vệ môi trường. Do đó, có thể khẳng định, kinh tế tri thức có những đim mạnh như: 1) Sản xuất sạch, tiêu hao ít nguyên liệu và năng lượng, không gây ô nhiễm môi trường, tạo điu kiện cho sự phát triển bền vững; 2) Nhờ có Internet, có thể sản xuất theo nhu cầu (đơn đặt hàng, mua bán trên mạng), tạo nên sự hài hòa giữa sản xuất và tiêu dùng, hàng hóa không tồn kho lâu; 3) Kinh tế tri thức tạo ra quan niệm phát triển là phải thường xuyên tạo ra cái mới chứ không phải từ số lượng cũ lớn dần lên; 4) Trong nền kinh tế tri thức, của cải làm ra chủ yếu dựa vào cái chưa biết, do đó thường xuyên kích thích sự nghiên cứu, sáng tạo của con người, tạo động lực cho sự phát triển khoa học; 5) Việc ứng dụng thực tế ảo (VR) vào các lĩnh vực như: học tập (nhất là học nghề), thiết kế công trình (xây dựng, sản xuất công cụ, máy móc, quần áo), thực nghiệm khoa học (chế xuất, chọn giống, mô hình xã hội),… đã tiết kiệm nhiều tiền của, thời gian, đồng thời nâng cao tính chính xác của quá trình sản xuất thực, đây là một ưu thế quan trọng của kinh tế tri thức.

Tuy nhiên, kinh tế tri thức cũng đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi con người cần phải khắc phục như:

-  Trong nền kinh tế tri thức, các nền văn hóa đứng trước những rủi ro lớn như: bị lai căng, pha tạp, dẫn đến nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.

- Sự “lão hóa” nhanh chóng của tri thức gây ra sức ép lớn cho người lao động, đòi hỏi họ phải học tập không ngừng, tìm tòi sáng tạo, chuyển đổi nghề nghiệp, chuyển giao công nghệ, song cũng từ đó mà con người có nguy cơ trở thành một “cỗ máy” chỉ biết vùi đầu vào tìm kiếm tri thức mới mà ít có thời gian nghỉ ngơi, du lịch, thư giãn, đặc biệt là ở các nước có trình độ công nghệ cao như Nhật Bản, Hàn Quốc,…

- Việc thay đổi công nghệ liên tục đã vô tình gây nên sự lãng phí khi phải loại bỏ công nghệ cũ, điu này cũng gây áp lực đối với môi trường.

- Sự phân hóa giàu nghèo, nguy cơ thất nghiệp và khủng hoảng tâm lý - xã hội đối với người lao động.

- Kinh tế tri thức vận dụng một cách tối ưu thành tựu khoa học - công nghệ như tự động hóa, số hóa, rôbốt hóa, vì vậy con người ít sử dụng lao động cơ bắp, về lâu dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Hơn nữa, việc tiếp xúc thường xuyên cũng như lạm dụng các phương tiện công nghệ thông tin như máy tính, smartphone cũng gây nên “lối sống ảo” và tình trạng nghiện màn hình của một bộ phận không nhỏ công dân trẻ8.

Sự xuất hiện của kinh tế tri thức là một tất yếu của lịch sử, phản ánh trình độ phát triển của tư duy, sự tiến bộ của khoa học - công nghệ cũng như kỹ năng quản lý kinh tế của loài người. Mặc dù kinh tế tri thức vẫn còn những hạn chế nhất định, song tất cả các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam đều đang hướng tới hình thái kinh tế phát triển cao này với sự tiến bộ vượt bậc của con người, nhưng vẫn luôn khiến con người phải khao khát tìm tòi, nghiên cứu và sáng tạo không ngừng nghỉ.◈

1. Thế Trường: Hành trang thời đại - Kinh tế tri thức, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2005, tr. 67, 64-65.

2, 3, 4. https://vi.wikipedia.org/wiki/Ki h_t%E1%BA%BF_tri_th%E1%BB%A9c.

5. Alvin Toffler: Thăng trầm quyền lực, Nxb. Thông tin lý luận, Hà Nội, 1991, tr. 125.

6. Simai Mihaly: “Toàn cầu hóa - nguồn gốc của sự cạnh tranh, xung đột và cơ hội”, Tạp chí Những vấn đề lý luận và thực tiễn của quản lý, 01/1999, tr. 56.

7. Tư liệu chuyên đề: Một số khái niệm về toàn cầu hóa, Viện Thông tin thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, số 2/2001, tr. 60.

8. Thomas  L. Friedman: Thế giới phẳng - Tóm lược lịch sử thế giới thế kỷ XXI, Nxb. Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2006.

Tài liệu tham khảo:

1. GS. TS. Ngô Thắng Lợi, PGS. TS. Trần Thị Vân Hoa (Đồng chủ biên): Động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam triển vọng đến năm 2020, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2016.

2. Phạm Minh Chính, Vương Quân Hoàng: Kinh tế Việt Nam: Thăng trầm và đột phá, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009.

3. PGS. TS. Phạm Văn Dũng: Phát triển thị trường Khoa học - Công nghệ Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2010.

4. PGS.TS. Trần Thị Vân Hoa: Cách mạng công nghiệp 4.0 - Vấn đề đặt ra cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2018.

PGS.TS.  Lê Công Sự

Đại học Hà Nội

Bình luận