Đóng góp của Phật giáo trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)

Ngày đăng: 07/10/2019 - 11:10

Phật giáo là một tôn giáo lớn, gắn bó lâu dài với lịch sử dân tộc ta và có ảnh hưởng sâu rộng đối với đời sống của Nhân dân. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Phật giáo Việt Nam luôn nêu cao ngọn cờ yêu nước, kề vai sát cánh cùng Nhân dân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.

Quan điểm của Đảng đối với tôn giáo trong thời kỳ 1945-1954

Âm mưu của thực dân Pháp là sử dụng tôn giáo như một công cụ đàn áp và bóc lt thuc địa. Vì vy, Nhân dân ta luôn đề cao cảnh giác, kết hợp với lực lượng cách mạng để vạch trần thủ đoạn của chúng. Trong Chỉ thị của Ban Thường vụ Trung ương Đảng về thành lập Hội Phản đế đồng minh, ngày 18/11/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “để dần dần cách mạng hóa quần chúng, mà lại bảo đảm tự do tín ngưỡng của quần chúng, đập tan luận điệu phản tuyên truyền: cộng sản là vô chính phủ, vô gia đình, vô tôn giáo”1. Qua đó cho thy, Đảng ta luôn quan tâm, coi trọng, bảo đảm quyn bình đẳng giữa đồng bào có đạo và đồng bào không có đạo. Quan điểm của Đảng tạo cơ sở xây dng khối đại đoàn kết dân tộc, từ đó đi đến thực hiện mục tiêu giải phóng dân tộc.

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc - kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Trong những ngày đầu thành lập chính quyền mới, Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta phải đối mặt với nhiều khó khăn: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm,… Trong đó, xung đột tôn giáo cũng là mt mi lo, bi kẻ thù dễ lợi dụng mâu thuẫn này để chống đối chính quyền cách mạng. Trước tình hình đó, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ cách mạng lâm thời (ngày 03/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân tích những thuận lợi và khó khăn, đồng thời nêu ra nhim v cp bách ca Nhà nước Vit Nam Dân ch Cng hòa. Trong sáu nội dung cấp bách, có hai ni dung trc tiếp bàn v tôn giáo: “Tất cả các công dân trai gái mười tám tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, dòng ging ,v.v..”; “Thực dân và phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào giáo và đồng bào lương, để d thng tr. Tôi đề ngh Chính ph ta tuyên b: TÍN NGƯỠNG TỰ DO và lương giáo đoàn kết2.

Các văn bản pháp luật thời kỳ này tiếp tục khẳng định chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, cụ thể là: Sắc lệnh số 35/SL, ngày 20/9/1945 của Chính phủ về việc tôn trọng và không được xâm phạm chùa, lăng tẩm của tôn giáo; Sắc lệnh số 22/SL, ngày 18/12/1946 của Chính phủ ấn định những ngày Tết, ngày kỷ niệm lịch sử và tôn giáo. Tại Điu th 10, Hiến pháp năm 1946 - Hiến pháp đầu tiên của nước ta, khẳng định: “Công dân Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng”3. Có thể nói, với việc khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, Hiến pháp năm 1946 đã tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện chính sách đối với tôn giáo trên phạm vi cả nước. Ngày 03/3/1951, Đảng Lao động Việt Nam tuyên bố: “Đảng Lao động Vit Nam hoàn toàn tôn trng quyn t do tín ngưỡng ca mi người”4. Từ năm 1949 đến năm 1954, Chính ph Vit Nam tiếp tục ban hành các sắc lệnh, nghị định liên quan đến quyền tự do tôn giáo.

Như vậy, vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có Phật giáo đã được Đảng và Chính phủ quan tâm ngay từ những ngày đầu sau khi giành chính quyền. Với tinh thần đoàn kết lương - giáo, hòa hợp dân tộc, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tập hợp được đông đảo chức sắc, tín đồ các tôn giáo cùng tham gia vào sự nghiệp cứu nước, kiến quốc. Bên cạnh đó, các chủ trương của Đảng về tôn giáo đã góp phn động viên, khuyến khích, giúp đỡ và tạo điều kiện cho đồng bào có đạo tham gia cách mạng, đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đóng góp ca Pht giáo trong kháng chiến chng thc dân Pháp

Lịch sử Việt Nam nói chung và lịch sử Phật giáo Việt Nam nói riêng đã chứng minh những đóng góp quan trọng của Phật giáo trong công cuộc xây dựng và bo v T quc. Trong kháng chiến chng thực dân Pháp, hưởng ứng, thực hiện chủ trương của Đảng, lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thông qua các chương trình hành động của Việt Minh: “đất nước độc lập”, “người cày có ruộng”, “tự do tín ngưỡng” đã đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của đồng bào Phật giáo. Phật giáo Việt Nam đã thành lập các tổ chức “Tăng già cứu quốc”, “Đoàn Phật giáo cứu quốc”, “Bộ đội Tăng già”, “Hội Phật giáo cứu quốc” các cấp để quy tụ, vận động và tổ chức cho tăng ni, Phật tử tham gia cách mạng, ủng hộ kháng chiến.

Tại Bắc Bộ, dưới sự lãnh đạo của các cao tăng như Phạm Thế Long, Thích Tâm An, Thích Thanh Chân…, Hội Phật giáo cứu quốc đã tiến hành nhiu hot động hướng v Nam B như: gửi thư động viên tinh thần chiến đấu, quyên góp tiền ủng hộ đoàn quân Nam tiến, ủng hộ quỹ Nam Bộ kháng chiến, tổ chức truy điệu chiến sĩ trận vong Nam Bộ, hiến máu nhân đạo hướng về Nam Bộ... Hầu hết các ngôi chùa ở miền Bắc đã trở thành cơ sở cách mạng, nơi dự trữ quân lương, nuôi giấu cán bộ. Phong trào ủng hộ, tham gia kháng chiến lan rộng khắp các cơ sở Phật giáo ở các tỉnh, thành phố: ở  Hà Ni có chùa Qung Bá, chùa Linh Quang, chùa Ngc Hi, chùa T Khánh, chùa Thanh Trì, chùa Sùng Giáo, chùa Diên Phúc; Hải Phòng có chùa Trại Sơn, chùa Trúc Động, chùa Vũ Lao; Nam Định có chùa Ninh Cường, chùa Cổ Lễ, chùa Vọng Cung; Ninh Bình có chùa Hoa Sơn (là nơi đặt sở chỉ huy hai chiến dịch Quang Trung và Tây Nam Ninh Bình, nơi làm việc của Tỉnh ủy Ninh Bình), Chùa Bích Động (là nơi đặt công binh xưởng chế to vũ khí đánh gic).

Có thể kể đến một số sự kiện có sự tham gia của các tăng ni, Phật tử, đó là: sự kiện 27 nhà sư phát nguyện “cởi áo cà sa ra trận” tại chùa Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định vào ngày 27/02/1947, trở thành những chiến sĩ Vệ quốc đoàn kiên trung, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc; sự kiện 15 sư tăng thuộc tổ chức Bộ đội Tăng già ở Thủy Nguyên, Hải Phòng tình nguyn nhp ngũ. Trong hàng ngũ tự vệ xung phong tại thị xã Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình và huyện Gia Khánh (Hoa Lư, Ninh Bình ngày nay) có tới 60 sư ni làm công tác tiếp tế, tuần tra. Đa s họ trở thành y tá trong các đơn v b đội chiến đấu hoc h lý trong các trm quân y... Hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện “Tiêu thổ kháng chiến”, Hội Phật giáo đã cho phá nhà in Đuốc Tuệ và nhiều cơ sở vật chất khác của Phật giáo để ủng hộ kháng chiến chống thực dân Pháp.

Tại Nam Bộ, năm 1947, Hội Phật giáo cứu quốc Nam Bộ được thành lập, do hòa thượng Thích Minh Nguyệt làm Hội trưởng. Ông tuyên bố: “Phật giáo Việt Nam chỉ bền vững và có ý nghĩa khi đã biết gắn mình vào với dân tộc Việt Nam, hòa mình trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, không thể khép kín hoặc tách rời cộng đồng đó. Đứng trước họa xâm lăng đương đe dọa Tổ quốc, người Phật tử không thể ngồi yên gõ mõ tụng kinh cầu nguyện, mặc cho kẻ thù đem súng đến tàn sát những người ruột thịt của mình. Có ý thức như vậy và hành động như vậy, Tăng ni, Phật tử mới thể hiện đúng tinh thần “vô ngã vị tha” của Đức Phật, nghĩa là người Phật tử luôn quên mình cứu độ chúng sinh”5.

Tại Trung Bộ, nổi bật là ở Huế, các cao tăng Thích Trí Th, Thích Mt Th và nhiu nhà sư khác đã gia nhập Mặt trận Việt Minh. Hội Phật giáo cứu quốc các cấp cũng được thành lp và hoạt động mạnh mẽ nhiu tnh, thành miền Trung. Các tăng sĩ trẻ như Thích Tâm Hoàn, Thích Kế Châu, Thích Huyn Quang,đã cộng tác với một số đoàn viên Đoàn Phật học Đức dục (tiền thân của Gia đình Phật tử) và đã có nhiều hoạt động trong các tổ chức Phật giáo trên địa bàn.

Bên cạnh đó, các ngôi chùa của Phật giáo đã trở thành các trường học dạy chữ cho Nhân dân, nhà sư trở thành thầy giáo; phát động phong trào làm việc thiện; tích cc sn xut ,ng h lương thc, thc phm cho kháng chiến. Cuc vn động chn hưng trong Pht giáo đã thức tỉnh nhiều nhà trí thức, làm dấy lên làn sóng đề cao tinh thần văn hóa dân tộc ở khắp các tỉnh, là mt trong nhng yếu t góp phn đẩy phong trào cách mng lên cao.

Có thể khẳng định, ngay từ khi ra đời, Đảng ta đã luôn coi trọng vấn đề tôn giáo và vấn đề dân tộc. Quan điểm của Đảng đối với tôn giáo được th hin xuyên suốt, nhất quán thông qua các văn kiện, chủ trương trong kháng chiến. Đó là tôn trng quyn bình đẳng gia các tôn giáo, không ép buc ai tham gia tôn giáo hay không được tham gia, bảo đảm quyn li cho đồng bào, không phân biệt đối xử. Sự nhất quán, tôn trọng đó đã giúp Đảng, Nhà nước định hướng, vận động, tập hợp được mt lực lượng đông đảo đồng bào có tôn giáo tham gia khối đại đoàn kết dân tộc, góp phần đánh thng k thù xâm lược.

Phật giáo Việt Nam không chỉ đồng tâm, góp sc ủng hộ kháng chiến giành độc lập dân tộc mà còn hướng tín đồ tới cuộc đời tốt đẹp, xây dựng xã hội văn minh, giàu đẹp, đúng như tinh thần âm thm gi gìn đạo mch trong cơn binh la và ng h Chính phủ kháng chiến Hồ Chí Minh”6.

Tóm lại, trong giai đoạn 1945-1954, Phật giáo Việt Nam đã đóng góp nhiều hoạt động góp phần đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đi đến thắng lợi. Tín đồ Phật giáo tham gia hoạt động trong kháng chiến rất đông đảo, các hoạt động diễn ra đa dạng, phong phú. Chùa chiền trở thành trường học, nơi che giấu Việt Minh, trở thành trụ sở của Hội Phật giáo cứu quốc; hũ gạo của chùa chuyển thành hũ gạo nuôi quân; giảng đường của chùa dành làm chỗ trú quân cho bộ đội. Tinh thần yêu nước của giới Phật giáo trong kháng chiến chống Pháp đã để li mt bài hc kinh nghim quý báu ,đó là mun đạo pháp trường tn thì mọi hoạt động của tôn giáo phải gắn liền với quyền lợi của dân tộc dựa trên tinh thần “tùy thời ứng biến”. Quan điểm của Đảng đối vi tôn giáo không chỉ mang tính định hướng, chỉ đường, mà còn thể hiện tinh thần nhân văn, dân chủ. Từ đó, giúp đồng bào có đạo luôn giữ vững niềm tin vào sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo, củng cố tình đoàn kết lương - giáo, góp phần tích cực vào sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc. 

1. Đảng Cng sn Vit Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t. 2, tr. 231.

2, 4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 4, tr. 7-8; t. 7, tr. 50.

3. Hiến pháp Việt Nam (năm 1946, 1959, 1980 và 1992), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 10.

5. Hà Thúc Minh: “Lịch sử tư tưởng Việt Nam và vấn đề Phật giáo”, trong Mấy vấn đề Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam, Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Triết học, Hà Nội, 1986, tr. 47.

6. Lê Tâm Đắc: Phong trào chấn hưng Phật giáo ở miền Bắc Việt Nam (1924-1954), Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2012, tr. 280.

TÀI LIU THAM KHO:

1. Nguyễn Đại Đồng: “Tính chất và đặc điểm của Phật giáo Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, Hà Nội, 2014.

2. Trương Sỹ Hùng: Bốn tôn giáo lớn ở Đông Nam Á, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2017.

3. PGS.TS. Đỗ Lan Hiền (Chủ biên): Cẩm nang về tín ngưỡng, tôn giáo, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2018.

TS. Nguyễn Thị Như

Đại hc Hà Ni

Bình luận