Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12-1986) đã đề ra đường lối đổi mới trên cơ sở khảo nghiệm về thực tiễn và đổi mới tư duy lý luận.Đây là đường lối đổi mới khẳng định bước phát triển có ý nghĩa cách mạnh trong nhận thức và tư duy hành động của Đảng với những chủ trương, chính sách mang tính đột phá. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự nghiệp đổi mới đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Đồng hành với sự đổi mới, phát triển của đất nước trong 30 năm qua, khu vực kinh tế tập thể với nòng cốt là hợp tác xã cũng có sự phát triển, trưởng thành về mọi mặt, thu được những thành tựu đáng phấn khởi và tự hào.
Nội dung cuốn sách là kết quả nghiên cứu công phu, nghiêm túc với sự tham gia của các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Liên minh hợp tác xã Việt Nam, các bộ, ban, ngành, đoàn thể ở Trung ương, cơ quan nghiên cứu, lý luận của Đảng và Liên minh các hợp tác xã của tỉnh thành trong cả nước. Cuốn sách có sự kế thừa kết quả nghiên cứu và tổng kết từ thực tiễn nghiên cứu trong nước và trên thế giới, từ đó góp phần phát triển tư duy, lý luận mới về kinh tế hợp tác và hợp tác xã.
Cuốn sách Phát triển kinh tế tập thể trong 30 năm đổi mới ở Việt Nam đã đánh giá quá trình đổi mới của khu vực kinh tế tập thể và tổ chức đại diện của nó là Liên minh hợp tác xã Việt Nam trong tiến trình đổi mới đất nước 30 năm qua, nhất là trong những năm gần đây, rút ra bài học kinh nghiệm, tiếp tục thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng, cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm đẩy mạnh sự phát triển của kinh tế hợp tác, mà nòng cốt là hợp tác xã đã được đề ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
Lan Hương