Giải quyết những vấn đề kinh tế và xã hội cấp bách ở Việt Nam hiện nay
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định những vấn đề kinh tế, xã hội cấp bách cần tập trung giải quyết nhằm tạo động lực, đưa đất nước phát triển. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật vừa mới phát hành cuốn sách Giải quyết những vấn đề kinh tế và xã hội cấp bách ở Việt Nam hiện nay của các tác giả PGS. TS. Nguyễn Thọ Khang - TS. Bùi Thị Kim Hậu (Học viện Báo chí và Tuyên truyền).
Ảnh minh họa
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã nêu rõ: "Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại. Xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực là sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp, cho nên phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội diễn ra sự đan xen và đấu tranh giữa cái mới và cái cũ"1.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định những vấn đề kinh tế, xã hội cấp bách cần tập trung giải quyết nhằm tạo động lực, đưa cách mạng vượt qua thử thách, hoàn thành nhiệm vụ trước mắt và đạt được những mục tiêu lâu dài. Khi đất nước bước vào giai đoạn đổi mới, cùng với đổi mới nhận thức về kinh tế, Đảng ta đã có những bước tiến cơ bản trong nhận thức về những vấn đề xã hội cấp bách nhằm tổ chức đời sống mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu cơ bản và ngày càng tăng của nhân dân.
Cuốn sách Giải quyết những vấn đề kinh tế và xã hội cấp bách ở Việt Nam hiện nay đã phân tích từ cơ sở lý luận chung về giải quyết những vấn đề kinh tế và xã hội cấp bách trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; thực trạng giải quyết những vấn đề kinh tế và xã hội cấp bách ở nước ta hiện nay; và những quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu giải quyết những vấn đề kinh tế và xã hội cấp bách ở Việt Nam hiện nay.
Cuốn sách đi sâu phân tích tính tất yếu đồng thời chỉ rõ đặc điểm, thực trạng giải quyết những vấn đề kinh tế và xã hội cấp bách của sự nghiệp xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Như Đại hội XII đã đánh giá: "Đối với nước ta, tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu làm cho mặt trái của chính sách kích cầu và những yếu kém nội tại của nề kinh tế bộc lộ nặng nề hơn… Trong khi đó, thiên tai, dịch bệnh gây thiệt hại lớn và yêu cầu bảo đảm an sinh xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh ngày càng cao… Tình hình phức tạp, căng thẳng ở Biển Đông đe dọa nghiêm trọng hòa bình, ổn định và tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước"2.
Sau 30 năm đổi mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng tiếp tục nhấn mạnh sự cần thiết đặc biệt phải tập trung xây dựng nền kinh tế và chỉ rõ: "Bảo đảm phát triển nhanh, bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô và không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Phát triển hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu, chú trọng phát triển chiều sâu; phát triển kinh tế tri thức, kinh tế xanh. Phát triển kinh tế phải gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ mội trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu"3.
Tuy nhiên, nhận thức cụ thể về tính tất yếu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta vẫn chưa toàn diện. Có lúc chúng ta còn chưa nhấn mạnh vào tính tất yếu khách quan, duy ý chí trong xây dựng kinh tế. Hội nghị Trung ương 7 khóa XI đã nhắc nhở "không nóng vội, chủ quan, duy ý chí". Đảng ta luôn quan tâm đến những đặc điểm của sự nghiệp xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới khi xác định và giải quyết những vấn đề kinh tế cấp bách, lâu dài và trước mắt của đất nước trước đây cũng như hiện nay4.
Với ba chương sách được đi sâu phân tích từng luận điểm và cơ sở khoa học về những vấn đề kinh tế - xã hội, cuốn sách Giải quyết những vấn đề kinh tế và xã hội cấp bách ở Việt Nam hiện nay đã cung cấp cho bạn đọc từ cơ sở lý luận chung về giải quyết những vấn đề kinh tế và xã hội cấp bách trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin; đến nhận thức của Đảng ta về giải quyết các vấn đề kinh tế và xã hội cấp bách từ Đại hội VI đến nay, thực trạng giải quyết qua các thời kỳ. Trên cơ sở đó, đưa ra những giải pháp chủ yếu để giải quyết những vấn đề kinh tế và xã hội cấp bách ở nước ta trong thời gian tới.
Chương 1 - Cơ sở lý luận chung về giải quyết những vấn đề kinh tế và xã hội cấp bách trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội: trình bày các vấn đề về giải quyết những vấn đề kinh tế cấp bách trong quá trình xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa; giải quyết những vấn đề xã hội cấp bách trong quá trình tổ chức đời sống xã hội xã hội chủ nghĩa; mối quan hệ giữa giải quyết những vấn đề kinh tế với những vấn đề xã hội cấp bách trong xã hội xã hội chủ nghĩa.
Chương 2 - Thực trạng giải quyết những vấn đề kinh tế và xã hội cấp bách ở Việt Nam hiện nay: phân tích thực trạng xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và những vấn đề kinh tế cấp bách ở Việt Nam hiện nay; thực trạng đời sống xã hội xã hội chủ nghĩa và những vấn đề xã hội cấp bách ở Việt Nam hiện nay.
Chương 3 - Quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu giải quyết những vấn đề kinh tế và xã hội cấp bách ở Việt Nam hiện nay: Phân tích bối cảnh quốc tế và tình hình trong nước hiện nay; quan điểm giải quyết những vấn đề kinh tế và xã hội cấp bách ở Việt Nam hiện nay; nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu giải quyết có hiệu quả những vấn đề kinh tế và xã hội cấp bách ở Việt Nam hiện nay.
Sách dày 224 trang, giá 70.000 đồng. Bạn đọc quan tâm có thể tìm mua sách tại hệ thống Nhà sách Sự thật của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật trên cả nước.
Lan Hương
*****
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2001, tr. 21-22.
2. 3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội 2016, tr. 222-223, 270.
4. PGS. TS. Nguyễn Thọ Khang - TS. Bùi Thị Kim Hậu: Giải quyết những vấn đề kinh tế và xã hội cấp bách ở Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội 2016, tr. 68-70.
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- Hội thao chào mừng kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật (05/12/1945 - 05/12/2024)
- Cán bộ Nhà xuất bản đạt giải cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam
- Tỉnh ủy Ninh Bình tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Hội đàm và ký kết biên bản làm việc với Nhà xuất bản Nhân dân Giang Tô, Trung Quốc
- Tỉnh ủy Long An tổ chức quán triệt nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Giới thiệu ra mắt sách “Tình cảm của nhân dân thế giới với Chủ tịch Hồ Chí Minh” bằng tiếng Việt - Thụy Điển
- Chúc mừng Ngày truyền thống Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Chúc mừng Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhân dịp 94 năm Ngày truyền thống
- Ra mắt Tập 3 và Tập 4 Bộ sách Vững bước trên con đường đổi mới của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Khai giảng lớp cán bộ cấp vụ học trực tuyến tại Việt Nam và khảo sát thực tế tại Trung Quốc
- Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị nghiên cứu, quán triệt nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của đồng chí Nguyễn Phú Trọng
- Báo cáo về nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Học viên Quân y