Giá trị thặng dư trong nền kinh tế nối kết

Ngày đăng: 25/11/2016 - 09:11

gia tri  thang du 2411Học thuyết giá trị thặng dư của Mác ra đời trên cơ sở nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Sự ra đời của học thuyết giá trị thặng dư đã vạch trần bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản, trang bị về mặt lý luận cho giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản. Song ý nghĩa của học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết này còn có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Do đó, việc nghiên cứu và vận dụng học thuyết giá trị thặng dư là hết sức cần thiết trong việc xây dựng phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.

Cuốn sách Giá trị thặng dư trong nền kinh tế nối kết của Tiến sĩ Lê Thanh Hải bàn về giá trị thặng dư  trong bối cảnh thế giới đương đại, khi các nền kinh tế trên thế giới đang kết nối với nhau với tốc độ chóng mặt. Trong bối cảnh đó, việc tạo ra giá trị thặng dư, tạo ra sự phát triển không còn chỉ dựa trên yếu tố truyền thống là vốn kinh tế, mà nó còn dựa vào vốn văn hóa, vốn xã hội. Nội dung của cuốn sách được tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến yếu tố văn hóa, mà cụ thể là vai trò của truyền thông văn hóa đối với việc tạo ra giá trị thặng dư cũng như tạo ra sự phát triển bền vững trong thời đại ngày nay.

Nôi dung cuốn sách gồm hai phần:

Phần I: Tư bản luận thời kết nối toàn cầu, bắt đầu từ mối quan hệ giản đơn nhất giữa người chủ phương tiện sản xuất và người lao động vô sản. Trong phần này tác giả bàn về sự liên kết giữa Robinson Crusoe Friday (mục 1) - hai nhân vật trong tiểu thuyết của kinh tế hoàng gia người Anh Daniel de Foe. Vấn đề Hàng hóa trong thế giới toàn cầu (được xây dựng từ lý thuyết của nhà nhân học người Mỹ gốc Ấn Độ Arjun Appadurai), giới thiệu các hệ quy chiếu khác hơn là cách đo theo giá tiền của vật chất, một cách tính giá trị hữu dụng hơn cho hàng hóa thời toàn cầu hóa (mục 2); Định giá cho khẩu vị vận dụng và phát triển hệ tọa độ vừa kể vào cách tính định giá cho khâu vị. Phối hợp với lý thuyết về lịch sử khẩu vị của chuyên gia người Mỹ Paul Freeman và triết học xã hội của chuyên gia người Pháp Pierre Bourdieu (mục 3); Khái niệm vòng xoáy tiền tệ mô tả thị trường tư bản trong hiện nay, đang là một quá trình động học phức tạp mà thông tin cũng có sức mạnh ngang ngửa với tiền bạc (mục 4). Ngoài ra, tác giả bàn đến - đây là vấn đề được xây dựng chủ yếu từ các phác thảo của ông trùm công nghệ Bill Gate (mục 5); vấn đề Nền kinh tế kết nối (mục 6).

Bước sang phần II song song với các mô hình kinh tế chính trị là lượng kiến thức bổ sung về xã hội, văn hóa và truyền thông để mở hướng vận dụng vào thực tiễn ở Việt Nam. Với tên gọi Truyền thông văn hóa và Phát triển bền vững các mục trong phần này xoay quanh các mối quan hệ giữa hai vấn đề đó. Trước hết, tác giả tập trung vào một số vấn đề về Lý thuyết mạng (mục 7) mà theo chuyên gia Trung Quốc Vũ Bình Tân thì nhu cầu tiêu thụ là động lực kéo toàn bộ nền kinh tế chuyển động. Người lãnh đạo cần phải nắm được các quy luật hoạt động để móc nối cỗ máy kinh doanh của mình vào đó, hoặc điều chỉnh từ vị trí của thể chế chính trị. Để cùng phát triển kinh tế trong hệ thống tư bản toàn cầu nhưng vẫn giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, tức là bảo đảm cho quyền lợi của người lao động, trước hết cần phải phân biệt và điều chỉnh lại hệ thống khái niệm. Do đó, đề cập khái niệm Vốn xã hội (mục 8) và đặc thù của nguồn vốn này trong hoàn cảnh Việt Nam, xây dựng trên hệ thống lý thuyết cảu giáo sư người Pháp Pierre Bourdieu. Biểu hiện bên ngoài các mối quan hệ đã có sẵn, nhưng cần phải nắm bắt và phát triển nội hàm thì mới tạo ra được sự biến chuyển trong xã hội hay chuyển đổi thành vốn tài chính. Tiếp theo là trình bày xu hướng Truyền thông phát triển (mục 9) mà các định chế quốc tế đang xây dựng, từ các tổ chức Liên hợp quốc cho đến Ngân hàng thế giới, đi kèm theo là góc nhìn thiên về bản chất sự việc. Ba mục vừa rồi tạo ra một cách hiểu rõ ràng hơn về khái niệm truyền thông (commumication) với rất nhiều nghĩa, từ thông thường như truyền đạt thông tin cho đến giao thông và quan trọng là lưu thông, tức là kênh di chuyển của hàng hóa trên thị trường. Trên cơ sở đó tác giả đi sâu hơn vào tìm hiểu nội dung của vấn đề, khởi đầu từ Ngôn ngữ truyền thông (mục 10). Đây chính là cơ sở lý luận mácxít mà Giáo sư Stuart Hall từng xây dựng cho ngành truyền thông nước Anh và ứng dụng nhiều trong các phim trường Hollywood ở Mỹ. Mô hình đó cho phép đi sâu hơn nữa mối quan hệ mang tính kết nối Hiện tượng và bản chất (mục 11). Áp dụng phương pháp tư duy đó, chúng ta nhanh chóng nhận biết được mối liên hệ tương giao giữa ngành kinh tế này với ngành kinh tế khác, mà khi phát triển ngành này sẽ kéo theo sự phát triển của ngành kia, mà có thể mở rộng ra là tất cả các ngành kinh tế được quản lý theo mô hình kinh tế chính trị cả về vốn tài chính lẫn vốn xã hội và vốn văn hóa. Một trong số những hiện tượng có thể được tập hợp lại thành vấn đề nghiên cứu là vài phác thảo về một số cơ chế vận hành phù hợp cho Du lịch kết nối được trình bày trong (mục 12). Cuốn sách phân tích một số đặc điểm cấu thành Nội lực văn hóa (mục 13) của người Việt, có thể là một phác thảo để xây dựng nền văn hóa nối kết, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam, vì mục tiêu phát triển bền vững. Phần cuối theo thông lệ, có mục Index giúp cho độc giả dễ dàng tra cứu những từ khóa và khái niệm quan trọng.

Bình luận

Bài viết liên quan | Xem tất cả