Các cương lĩnh cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

Các cương lĩnh cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Tác giả:
Số trang: 0 trang
Giá tiền: Sách không bán
Xuất bản:
  • Thông tin sách
  • Bình luận
  •  

    Tác giả: Lê Mậu Haltãn

    Số trang: 148 trang

    Giá: 25.000đ

    Từ ngày thành lập đến nay, dưới những hình thức và tên gọi khác nhau, Đảng Cộng sản Việt Nam đã bốn lần ban hành cương lĩnh hoặc những văn bản có tính cương lĩnh. Đó là Chánh cương vắn tắt của Đảng, Luận cương chánh trị của Đảng Cộng sản Đông Dương, Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam và Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đồng thời, cũng nhờ quán triệt và thực hiện nghiêm túc Cương lĩnh chính trị và các văn kiện quan trọng khác của Đảng mà trong suốt 80 năm qua, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh dù lâu dài, gian khổ, phải vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách nhưng đã giành được nhiều thắng lợi vĩ đại. 

    Cuốn sách Các cương lĩnh cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam được Phó giáo sư, Nhà giáo nhân dân Lê Mậu Hãn biên soạn, được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành, nhằm cung cấp cho bạn đọc tài liệu nghiên cứu về các cương lĩnh cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như thấy rõ vai trò của từng bản Cương lĩnh trong từng giai đoạn cách mạng cụ thể.

    Mỗi bản Cương lĩnh chính trị của Đảng, ở những mức độ khác nhau, đều được xây dựng trên cơ sở quán triệt, vận dụng sáng tạo và bổ sung, phát triển các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, truyền thống tinh hoa văn hoá dân tộc, phản ánh đúng thực tiễn Việt Nam và có tham khảo kinh nghiệm của thế giới. Chính vì vậy, nó vừa có tính lý luận khoa học vừa có tính thực tiễn sâu sắc, kết hợp tính giai cấp và tính dân tộc, đáp ứng đúng yêu cầu bức thiết của cách mạng ở mỗi giai đoạn và nguyện vọng cháy bỏng của nhân dân. Ngoài ra, mỗi cương lĩnh của Đảng đều có ý nghĩa lịch sử trọng đại và giá trị chỉ đạo thực tiễn to lớn, định hướng cho sự phát triển của đất nước và chỉ đường cho mọi hoạt động của Đảng ta, nhân dân ta.

    Trước tiên phải kể đến Chánh cương vắn tắt của Đảng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và được Hội nghị thành lập Đảng (tháng 2-1930) thảo luận, thông qua. Tuy rất “vắn tắt”, ngắn gọn, chỉ có 282 chữ, nhưng Chánh cương đã xác định rõ ràng nhiều vấn đề cơ bản về chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam.

    Tiếp đó là Luận cương chánh trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (còn được gọi là Luận cương cách mạng tư sản dân quyền) do đồng chí Trần Phú khởi thảo và được Hội nghị Ban chấp hành Trung ương (tháng 10-1930) thảo luận, thông qua. Luận cương được soạn thảo trong hoàn cảnh hết sức khó khăn do bị địch khủng bố, truy lùng gắt gao và thiếu mọi phương tiện. Toàn bộ nội dung Luận cương chánh trị của Đảng Cộng sản Đông Dương là trình bày những tư tưởng cơ bản về mục tiêu, nhiệm vụ và phương pháp đấu tranh cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương, tiếp tục khẳng định và bổ sung một số vấn đề cốt lõi về con đường cách mạng của Việt Nam mà Chánh cương vắn tắt đã nêu.

    Thứ ba, đó là Chính cương Đảng Lao động Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng Bí thư Trường Chinh chỉ đạo soạn thảo và được Đại hội II của Đảng (tháng 2-1951) thảo luận, thông qua. Chính cương bao gồm 3 chương: Chương I phân tích tình hình thế giới và Việt Nam; Chương II nói về xã hội Việt Nam và cách mạng ViệtNam; Chương III trình bày chính sách của Đảng Lao động Việt Nam.

    Thứ tư là Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (gọi tắt là Cương lĩnh năm 1991), được Đại hội VII của Đảng (tháng 6-1991) thảo luận và thông qua. Ra đời trong bối cảnh mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, nhiều Đảng cộng sản bế tắc, mất phương hướng, các thế lực thù địch tấn công quyết liệt; ở trong nước, kinh tế xã hội khủng hoảng, một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân dao động niềm tin, Cương lĩnh đã tổng kết quá trình cách mạng Việt Nam, rút ra những bài học kinh nghiệm, chỉ ra những phương hướng và giải pháp đổi mới toàn diện đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.

    Điểm lại những nội dung chủ yếu trong các bản Cương lĩnh chính trị của Đảng từ năm 1930 đến nay, chúng ta nhận thấy: Mỗi bản Cương lĩnh tuy có yêu cầu cụ thể, phản ánh tình hình và phục vụ nhiệm vụ của cách mạng ở mỗi giai đoạn khác nhau, nhưng nhìn tổng thể, các bản Cương lĩnh đều thể hiện rõ ràng, nhất quán quan điểm cơ bản, tư tưởng xuyên suốt của Đảng ta về mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược, phương hướng và phương pháp của cách mạng Việt Nam.

    Chỉ với gần 150 trang sách khổ 13x19 cm, thông qua việc nghiên cứu các cương lĩnh cách mạng, cuốn sách đã góp phần giúp bạn đọc tìm hiểu các quan điểm, nguyên tắc, phương hướng chính trị, cùng với các chủ trương, chính sách của Đảng trong từng thời  kỳ lịch sử. Cuốn sách sẽ là tài liệu tham khảo đặc biệt hữu ích cho đông đảo bạn đọc, đặc biệt là những nhà nghiên cứu, sinh viên chuyên ngành lịch sử. 

    Sản phẩm cùng loại

    Tác giả: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật
    Giá tiền: 301.000 đ
    Tác giả: Hội đồng Chỉ đạo xuất bản sách xã, phường, thị trấn
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Hội đồng Lý luận Trung ương
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Hội đồng Chỉ đạo sách xã phường, thị trấn
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
    Giá tiền: 49.000 đ
    Tác giả: Hội đồng Chỉ đạo xuất bản sách xã, phường, thị trấn
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Đại tướng, GS.TS. Tô Lâm (Chủ biên)
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: PGS.TS. Hoàng Anh và TS. Trần Văn Đông (Đồng chủ biên)
    Giá tiền: 92.000 đ