Cuốn sách được viết trên cơ sở công trình nghiên cứu đề tài khoa học cấp nhà nước đã đặt ra nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn. Nội dung cuốn sách đề cập vấn đề phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam,
đặc biệt là trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Nó đã đem đến cho người đọc cách tiếp cận khoa học về hình thành cơ sở lý luận liên phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước phù hợp với hệ thống chính trị của nước ta, từ đó đề xuất các giải pháp tiếp tục hoàn thiện, đưa ra các kiến nghị liên quan trực tiếp đến phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong mối quan hệ với các chủ thể cấu thành hệ thống chính trị nước ta trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Cuốn sách gồm ba phần:
Phần thứ nhất: Cơ sở lý luận về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực trong các kiểu nhà nước;
Phần thứ hai: Phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam; qua các thời kỳ Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp 1980 và Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001);
Phần thứ ba: Phương hướng và giải pháp tiếp tục hoàn thiện việc phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực Nhà nước trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.