10 tác phẩm nổi tiếng thế giới từng bị các nhà xuất bản từ chối phát hành

Ngày đăng: 11/06/2014 - 15:06

Sau 9 năm bị từ chối xuất bản, mới đây cuốn sách đầu tay của Eimear McBride, "A Girl is a Half Formed Thing" đã giành Gải thưởng Văn học Baileys. Nhưng Eimear McBride không phải là tác giả duy nhất từng bị nhà xuất bản “lãng quên”...

10tacpham

Animal Farm, Moby Dick, Lolita... những tiểu thuyết từng bị từ chối phát hành

Từ tiểu thuyết của Gertude Stein, William Burroughs đến những tác giả nổi tiếng trên thế giới như J.K. Rowling hay Cassandra Clare cũng từng bị các nhà xuất bản từ chối một cách gay gắt. Để rồi mấy năm sau, hay hàng chục năm sau, những tác phẩm ấy đều trở thành tiểu thuyết bán chạy nhất trên thế giới.

1. Lolita (Vladimir Nabokov)

Rất may, cho cả nhà văn Vladimir Nabokov và nền văn học thế giới, khi Lolita không bị chôn cất. Viking, Simon & Schuster, New Directions, Farrar, Straus, và Doubleday, hàng loạt những nhà xuất bản lớn ở New York đã từ chối tác phẩm này. Mãi đến 2 năm sau, Lolita mới chính thức xuất bản tại Pháp.

Graham Greene, đại diện cho nhà xuất bản đã miêu tả Lolita “là một trong ba cuốn sách hay nhất năm 1955”. Mặc dù vậy, nó vẫn không được công bố tại Anh cho đến năm 1957.

anne frank2. Nhật ký của Anne Frank

Nhật ký của Anne Frank đã từng bị từ chối ở khắp mọi nơi. Một trong 15 nhà xuất bản không cho rằng cuốn nhật ký này là đáng đọc, nó thực sự “không đến mức tò mò”.

3. Moby Dick (Herman Melville)

Cuốn tiểu thuyết viết về biểu tượng Leviathan của nhà văn người Mỹ Herman Melville từng bị Nhà xuất bản Peter J Bentley từ chối. Tuy nhiên, Nhà xuất bản Richard Bentley ở Anh đã kí hợp đồng phát hành sách với nhà văn vào năm 1851. Mody Dick ra mắt độc giả muộn hơn 18 tháng so với dự kiến.

4. Lady Chatterley's Lover (DH Lawrence)

“Vì của riêng ông, nên không thể xuất bản cuốn sách này”. Đó là lời từ chối thẳng thừng của nhà xuất bản với cuốn Lady Chatterley's Lover. Tác phẩm phát hành năm 1928, nhưng nó được dự đoán sẽ gây nhiều tranh cãi khi xuất bản đủ bộ tiểu thuyết vào năm 1960 tại Anh.

5. Gentlemen Prefer Blondes (Anita Loos)

Anita Loos đã nhận được những lời từ chối khá gay gắt trước khi cuốn sách Gentlemen Prefer Blondes xuất bản vào năm 1925: “Cô có nhận thấy một người phụ nữ trẻ, người phụ nữ nước Mỹ đầu tiên chế giễu việc quan hệ tình dục”.

6. The Bell Jar (Sylvia Plath)

Năm 1963, một biên tập viên của Nhà xuất bản Knopf đã từ chối The Bell Jar của Sylvia Plath khi nó được gửi dưới bút danh Victoria Lucas. Sau đó, người biên tập này phát hiện ra đó là Plath, tác giả đã từng xuất bản một số tập thơ trước đó.

7. The Spy Who Came in from the Cold (John le Carré)

Cuốn tiểu thuyết gián điệp được coi là hay nhất mọi thời đại của John le Carré cũng là một trường hợp như vậy. Nhà xuất bản cho rằng đây là một cuốn sách không có chút tương lai nào.

the sun8. Animal Farm (George Orwell)

Nhà thơ TS. Eliot, biên tập cho Nhà xuất bản Faber & Faber đã từng từ chối tiểu thuyết trào phúng Animal Farm của George Orwell. Đến năm 1946, khi tiểu thuyết đổi tên thành Animal Farm: A Fairy Story thì nó mới chính thức ra mắt độc giả.

9. Carrie (Stephen King)

Stephen King, ông vua tiểu thuyết kinh dị nhận được lá thư từ chối khi gửi đi tiểu thuyết đầu tay Carrie. Sau đó, nó được công bố vào năm 1974 với 30.000 bản in. Sau khi phiên bản bìa mềm xuất bản 1 năm, Carri đã bán được hơn 1 triệu bản.

10. The Sun Also Rises (Ernest Heminway)

Bà Moberley Luger của Nhà xuất bản Peacock & Peacock đã không nhận ra tài năng của nhà văn đoạt giải Nobel Ernest Heminway khi từ chối The Sun Also Rises vào năm 1925.


Tâm Anh (Tổng hợp)

(Theo Telegraph)





Bình luận