Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW của Ban Bí thư "về nâng cao chất lượng toàn diện hoạt động xuất bản"
Tham dự Hội nghị có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan Trung ương và TP. Hồ Chí Minh, các nhà xuất bản, công ty in, phát hành trong cả nước. Đồng chí Phạm Chí Thành, Phó Giám đốc Thường trực, Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật dự Hội nghị.
Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW hoạt động xuất bản đã có nhiều chuyển biến tích cực, đội ngũ những người làm công tác xuất bản ngày càng lớn mạnh, trình độ chuyên môn, trình độ chính trị ngày càng cao, thích ứng tốt hơn với thị trường, đáp ứng yêu cầu xã hội. Toàn ngành xuất bản đã phục vụ hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, ổn định hệ thống tổ chức, có bước phát triển mới về năng lực hoạt động, thích ứng tốt hơn với cơ chế thị trường, bước đầu đáp ứng nhu cầu đọc của các tầng lớp nhân dân, tiếp tục khẳng định vị thế là một lĩnh vực tư tưởng- văn hóa quan trọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, là một bộ phận của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần phát triển và bảo vệ đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo định hướng hoạt động xuất bản có nhiều đổi mới, khắc phục kịp thời một số hạn chế trong lĩnh vực xuất bản trong hoạt động thực tiễn của ngành xuất bản.
Quang cảnh chung Hội nghị
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hoạt động xuất bản hiện nay đang bộc lộ một số hạn chế, bất cập, gây ảnh hưởng tiêu cực đến dư luận xã hội. Tình trạng thương mại hóa, chạy theo lợi ích kinh tế thuần túy chưa bị đẩy lùi; tệ nạn in lậu xảy ra khá phổ biến; mạng lưới phát hành còn chưa đến được nhiều vùng sâu, xa...
Phát biểu ý kiến tại Hội nghị, đồng chí Võ Văn Thưởng nhấn mạnh: Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì cùng các cơ quan chủ quản, nhà xuất bản nhanh chóng rà soát, sắp xếp lại hệ thống các nhà xuất bản hiện có, kiên quyết giải thể những nhà xuất bản hoạt động thiếu hiệu quả, đồng thời chủ động nghiên cứu hoàn thiện cơ chế, chính sách cho doanh nghiệp nhà xuất bản; ngăn chặn nạn xuất bản, in, phát hành trái phép, vi phạm tác quyền. Ngành xuất bản cần phấn đấu đến năm 2020 đưa mức hưởng thụ trung bình sáu bản sách/người/năm, đồng thời, xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác xuất bản vững về chính trị, mạnh về chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Anh Quyên
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- Đồng chí Bùi Bằng Đoàn với sự nghiệp cách mạng của Đảng và đất nước
- Xuất bản hai cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thể hiện quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc
- Tái bản một số ấn phẩm tiêu biểu nhân kỷ niệm 133 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Xuất bản bộ sách về lịch sử ngành Công Thương
- Đề cương về văn hóa Việt Nam – Khởi nguồn và động lực phát triển
- Sách tương tác góp phần đánh thức tiềm năng của trẻ
- Xây dựng, phát triển hệ giá trị chuẩn mực con người Việt Nam hiện nay theo quan điểm của Đảng
- Đổi mới hoạt động thư viện, phát triển kỹ năng đọc cho thiếu nhi
- Cần tăng đầu tư cho đúng tầm vóc Giải thưởng Sách quốc gia
- Những điều cần biết khi xây dựng tủ sách cho trẻ em
- Sách nói và cuộc đụng độ giữa các nền tảng
- Các xu hướng sách nói trong năm 2023