Nghiên cứu văn hóa của một tộc người không chỉ giúp cho việc hiểu biết sâu sắc, đầy đủ hơn một nền văn hóa, mà quan trọng hơn là từ những giá trị văn hóa chỉ ra những giá trị tạo nên sức mạnh để tộc người đó có thể đứng vững và hội nhập vào dòng chảy chung của nhân loại. Là quốc gia đa tộc người, lại cứ trú ở các địa bàn khác nhau nên các tri thức bản địa của các tộc người có mặt trên lãnh thổ Việt Nam rất phong phú và đa dạng.
Cuốn sách Tri thức bản địa của các tộc người thiểu số ở Đông Nam Bộ trong tiến trình phát triển xã hội ở Việt Nam là một công trình nghiên cứu có giá trị của các nhà chuyên môn trong lĩnh vực tri thức bản địa. Bằng phương pháp nghiên cứu và đánh giá một cách khách quan, khoa học, các tác giả đã làm nổi bật những nét đặc trưng, tiêu biểu trong đời sống, văn hóa và xã hội của các cộng đồng dân tộc thiểu số vùng Đông Nam Bộ.
Cuốn sách gồm 4 chương:
- Chương I: Cở sở lý luận về tri thức bản địa và tổng quan cơ sở hình thành nên tri thức bản địa của các tộc người thiểu số ở Đông Nam Bộ;
- Chương II: Tri thức bản địa về hoạt động kinh tế của các tộc người thiểu số ở Đông Nam Bộ;
- Chương III: Tri thức bản địa về sinh hoạt văn hóa - xã hội của các tộc người thiểu số ở Đông Nam Bộ;
- Chương IV: Vai trò của tri thức bản địa trong đời sống của các tộc người thiểu số ở Đông Nam Bộ và phương pháp bảo tồn.