Bằng cách trình bày khách quan quá trình hội nhập và phương thức tồn tại của bốn tôn giáo lớn (Ấn Độ giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Công giáo) ở Đông Nam Á, cuốn sách đi sâu phân tích quá trình hội nhập của mỗi loại hình tôn giáo vào các nước trong khu vực, đồng nghĩa với sự thay đổi nhận thức, thay đổi tư tưởng chủ đạo của giai cấp thống trị. Đồng thời, cuốn sách minh chứng rõ hơn vai trò của tôn giáo trong một số lĩnh vực của văn hóa Đông Nam Á, ở bốn phương diện cơ bản của văn hóa là chữ viết, văn học, nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc, lễ hội.
Cuốn sách được chia thành năm chương:
Chương I: Vai trò của bốn tôn giáo lớn với việc phổ biến chữ viết ở Đông Nam Á;
Chương II: Vai trò của tôn giáo trong sáng tác văn học Đông Nam Á;
Chương III: Nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc tôn giáo trong đời sống văn hóa Đông Nam Á;
Chương IV: Tôn giáo hòa nhập với lễ hội dân gian trong đời sống văn hóa Đông Nam Á;
Chương V: Tổng luận.