Cuốn sách là sự nối tiếp của cuốn sách Lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại đến triết học cổ điển Đức của tác giả xuất bản năm 2012. Nội dung cuốn sách giới thiệu một số trào lưu triết học chính có ảnh hưởng lớn ở phương Tây và nhiều nước khác trên thế giới như: triết học ngôn ngữ và triết học phân tích; chủ nghĩa thực chứng lôgích hay chủ nghĩa kinh nghiệm lôgích; lý luận về vô thức và tính dục, ...
Kết cấu cuốn sách gồm 8 chương:
Chương I: Triết học phân tích, triết học ngôn ngữ và chủ nghĩa thực chứng lôgích;
Chương II: Chủ nghĩa duy lý phê phán và triết học về xã hội mở của Karl Popper;
Chương III: Chủ nghĩa hiện sinh;
Chương IV: Triết học về vô thức trong phân tâm học Freud;
Chương V: Chủ nghĩa thực dụng;
Chương VI: Chú giải học hay thông diễn học;
Chương VII: Chủ nghĩa cấu trúc và thuyết cấu tạo xã hội;
Chương VIII: Một số trào lưu tư tưởng chính trị phương Tây đương đại.