Trên thế giới, việc nghiên cứu về con người chính trị có nhiều cách nhìn, nhiều quan niệm khác nhau và do đó, có nhiều cách tiếp cận cũng rất khác nhau như: nghiên cứu con người chính trị từ lý luận và thực tiễn; nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng; nghiên cứu phân tích trắc nghiệm, phân tích thực chứng, v.v..
Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, với phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử cùng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như: lịch sử - logic, phân tích - tổng hợp, khái quát hóa, cuốn sách phân tích vấn đề trên ở khía cạnh lý luận chính trị học.
Cuốn sách được chia thành bốn phần:
- Phần thứ nhất: Những vấn đề chung về con người chính trị;
- Phần thứ hai: Con người chính trị Việt Nam trong truyền thống (đến năm 1945);
- Phần thứ ba: Con người chính trị Việt Nam thời hiện đại (từ năm 1945 đến nay);
- Phần thứ tư: Sự nghiệp cách mạng mới và những yêu cầu mới đối với con người chính trị Việt Nam hiện nay.