Tác giả: TS. Đỗ Thúy Nhung
Thông qua việc nghiên cứu các tác phẩm Hán văn Đông Kinh Nghĩa Thục, cuốn sách giới thiệu đến bạn đọc những vấn đề về giao lưu và tiếp xúc ngôn ngữ Hán – Việt, đặc điểm hoạt động của tiếng Hán bên ngoài lãnh thổ của người Hán, sự phát triển của hệ thống từ vựng, ngữ pháp của tiếng Việt thông qua việc học hỏi, vay mượn từ tiếng Hán lúc bấy giờ.
Cuốn sách giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về đặc điểm cấu trúc Hán văn của Việt Nam, đặc điểm của sự giao lưu văn hóa Đông – Tây và giao lưu văn hóa Việt – Trung giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Đồng thời qua việc nghiên cứu từ ngữ trên các văn bản Hán văn Đông Kinh Nghĩa Thục cũng giúp bạn đọc nhận diện được con đường người Việt mượn từ ngữ từ tiếng Hán trong giai đoạn này – giai đoạn có nhiều biến chuyển trong xã hội và cả trong ngôn ngữ ở Việt Nam; qua đó hiểu rõ hơn vai trò là chiếc cầu trung chuyển từ ngữ vào tiếng Việt qua các văn bản Hán văn của người Việt nói chung cũng như qua Hán văn của Đông Kinh Nghĩa Thục nói riêng.
Cuốn sách là tài liệu tham khảo hữu ích cho những nhà nghiên cứu văn học, ngôn ngữ học cũng như những bạn đọc quan tâm đến vấn đề trên.
Cuốn sách gồm 300 trang, giá 62.000đ