Hội nghị Giao ban cơ quan chủ quản nhà xuất bản năm 2022
Sáng 21/12/2022, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Hội nghị Giao ban cơ quan chủ quản nhà xuất bản năm 2022.
Báo cáo của Vụ Báo chí - Xuất bản, Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, chủ quản xuất bản có nhiều đổi mới, tập trung vào những nhiệm vụ có trọng tâm, trọng điểm, kịp thời khắc phục các tồn tại, hạn chế, bất cập; sắp xếp đơn vị xuất bản tinh gọn, chất lượng xây dựng chiến lược phát triển nhà xuất bản hiện đại, tăng cường đầu tư trong công tác truyền thông, chuyển đổi số.
Bên cạnh những kết quả đạt được, vai trò, trách nhiệm của một số cơ quan chủ quản đối với nhà xuất bản còn hạn chế, đặc biệt đối với một số cơ quan chủ quản và tổ chức xã hội nghề nghiệp. Nhiều cơ quan chủ quản xuất bản chưa ý thức hết trách nhiệm, vai trò chủ quản, chưa quan tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng đề tài, chưa có biện pháp kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh, xử lý để những tồn tại, hạn chế của nhà xuất bản kéo dài.
Toàn cảnh Hội nghị giao ban cơ quan chủ quản nhà xuất bản năm 2022
Từ góc độ cơ quan quản lý Nhà nước, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Nguyên cho biết thêm, tính đến hết ngày 30-11-2022, các nhà xuất bản thực hiện xuất bản và nộp lưu chiểu là 34.496 xuất bản phẩm với 487.385.939 bản (chưa bao gồm sách nói và sách điện tử khác), giảm 13,1% về số cuốn, tăng 5,4% về số bản; doanh thu các nhà xuất bản ước đạt 3.200 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2021. Theo ông Nguyễn Nguyên đây là năm tăng trưởng rất tốt và cũng là con số cao nhất từ trước đến nay.
Về một số tồn tại, hạn chế trong công tác chủ quản xuất bản, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành lưu ý đến số lượng nhà xuất bản tham gia xuất bản điện tử còn chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng số nhà xuất bản. Không ít cơ quan chủ quản thiếu quan tâm đối với nhà xuất bản trực thuộc dẫn đến tình trạng quy mô, năng lực hoạt động của một số nhà xuất bản còn hạn chế.
Để thực hiện tốt công tác chủ quản xuất bản trong năm 2023, tại hội nghị, các đại biểu kiến nghị cơ quan quản lý, cơ quan chủ quản và tất cả các nhà xuất bản cần phát huy tinh thần chủ động mạnh mẽ hơn nữa. Từ đó, tạo sự đột phá quan trọng trong công tác chỉ đạo điều hành và tiến trình hoạt động xuất bản. Qua đó nhằm vượt qua những khó khăn, thách thức để xuất bản được nhiều xuất bản phẩm có giá trị, đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội và đảm bảo được sự ổn định và phát triển của toàn ngành.
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật công bố quyết định về công tác cán bộ
- Khơi dậy tình yêu nuớc, lòng tự hào dân tộc từ Đại thắng mùa Xuân năm 1975
- Lãnh đạo Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật dự Hội nghị toàn quốc tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất
- Tọa đàm về cuốn sách “Những biên bản cuối cùng tại Nhà Trắng: Phút sụp đổ của Việt Nam Cộng hòa”
- Ngành Xuất bản, In và Phát hành tăng tốc chuyển đổi số, khắc phục hạn chế, xây dựng ngành kinh tế hiện đại
- Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản dự Lễ giới thiệu đợt thông tin đặc biệt chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của Báo Nhân dân
- Đưa lịch sử đến gần hơn với thế hệ trẻ
- Tọa đàm “Đại thắng Mùa xuân 1975 - Sức mạnh của ý chí và niềm tin chiến thắng”
- Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tham gia triển lãm sách tại Đài Tiếng nói Việt Nam
- Sách của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đến với bạn đọc qua các hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư
- Hội thảo khoa học “50 năm nền văn học Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) - Những vấn đề đặt ra và định hướng phát triển”
- Thắp sáng tri thức - Lan tỏa văn hóa đọc vì một xã hội học tập suốt đời