Hội nghị Giao ban cơ quan chủ quản nhà xuất bản năm 2024

Ngày đăng: 16/01/2025 - 20:01

Chiều 16/1/2024, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Hội nghị Giao ban cơ quan chủ quản nhà xuất bản năm 2024. PGS.TS. Vũ Trọng Lâm, Giám đốc -Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật dự Hội nghị.

.Quang cảnh Hội nghị.

Quang cảnh Hội nghị.

Các đồng chí: Phan Xuân Thủy, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Phan Tâm, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Phạm Minh Tuấn, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam chủ trì Hội nghị.

PGS.TS. Vũ Trọng Lâm, Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật và các đại biểu tham dự Hội nghị.

PGS.TS. Vũ Trọng Lâm, Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật và các đại biểu tham dự Hội nghị.

Năm 2024, cả nước có 57 nhà xuất bản thuộc 53 cơ quan chủ quản (48 nhà xuất bản thuộc Trung ương và 9 nhà xuất bản thuộc địa phương). Số đầu xuất bản phẩm in ước đạt 41.000 (giảm 2,97% so với cùng kỳ năm 2023); số đầu xuất bản phẩm điện tử ước đạt 4.050 (tăng 120,7% so với cùng kỳ năm 2023), đưa tỷ lệ xuất bản phẩm điện tử/tổng số xuất bản phẩm đạt 8,9%, cao hơn 2,3% so với chỉ tiêu năm; trong đó, quy mô doanh thu thị trường sách nói đạt 102 tỷ đồng; số lượt nghe sách nói, sách điện tử tăng 200% so với năm 2023; tổng doanh thu hoạt động xuất bản và phát hành sách ước đạt 8.700 tỷ đồng.

Đồng chí Tống Văn Thanh, Vụ trưởng Vụ Báo chí - Xuất bản, Ban Tuyên giáo Trung ương trình bày Báo cáo công tác chủ quản năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.

Đồng chí Tống Văn Thanh, Vụ trưởng Vụ Báo chí - Xuất bản, Ban Tuyên giáo Trung ương trình bày Báo cáo công tác chủ quản năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.

Trình bày Báo cáo công tác chủ quản năm 2024, đồng chí Tống Văn Thanh, Vụ trưởng Vụ Báo chí - Xuất bản, Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết: Nhìn tổng thể, thuận lợi là cơ bản; vượt lên những khó khăn, thách thức, ngành xuất bản đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Chất lượng các xuất bản phẩm ngày càng được nâng cao, hình thức đa dạng, phong phú, sinh động, phù hợp với từng đối tượng độc giả. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà xuất bản tiếp tục ổn định và có sự tăng trưởng; đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động xuất bản; tăng cường hoạt động xuất bản điện tử… góp phần quan trọng vào phục vụ kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước, công tác thông tin đối ngoại…; đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần, tri thức của nhân dân... 

Năm 2024, ngành xuất bản đối diện với nhiều khó khăn: thị trường cạnh tranh, chuỗi cung ứng về nguyên vật liệu dành cho sản xuất, nhất là giấy, mực in, tỷ giá ngoại tệ đều tăng, tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh; yêu cầu, nhiệm vụ đối với hoạt động xuất bản ngày càng cao, nhất là việc tổ chức bản thảo có chất lượng, đấu thầu trên môi trường mạng; các chính sách về thuế, đầu tư, nhà đất, đổi mới công nghệ, phát triển xuất bản điện tử, đặt hàng… đã tác động không nhỏ đến hoạt động xuất bản trong năm qua.

Các nhà xuất bản tiếp tục chú trọng tới việc xuất bản điện tử, nhất là xuất bản những cuốn sách có giá trị, đã tạo được hiệu ứng, sức lan tỏa trong xã hội. Năm 2024, có tới 54,4% nhà xuất bản đăng ký hoạt động xuất bản điện tử, tăng 29,1% so với năm 2023; có khoảng 4.050 số đầu xuất bản phẩm điện tử, tăng 20,8% so với năm 2023; có 1.886 đầu sách nói/sách tóm tắt đã được xuất bản.

Đồng chí Phan Xuân Thủy, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu kết luận Hội nghị.

Đồng chí Phan Xuân Thủy, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu kết luận Hội nghị.

Phát biểu kết luận tại Hội nghị, đồng chí Phan Xuân Thủy, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị các cơ quan chủ quản xuất bản, các nhà xuất bản triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2025. Trong đó, tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; xác định đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy, cần thống nhất rất cao về nhận thức và hành động trong toàn hệ thống nhà xuất bản. Quyết tâm thực hiện quy hoạch ngành xuất bản theo hướng tinh gọn, chất lượng, hiện đại hóa để xuất bản phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

Đối với cơ quan chủ quản nhà xuất bản, tăng cường thực hiện nhiệm vụ chủ quản nhà xuất bản; quan tâm công tác cán bộ, có kế hoạch đào tạo, quy hoạch cán bộ lãnh đạo nhà xuất bản.

Bình luận

Bài viết liên quan | Xem tất cả