Khai thác tiềm năng sách điện tử
Sức hút của kinh doanh sách điện tử là ở chỗ dù giá bán chỉ dao động ở mức 5.000-10.000 đồng/bản sách nhưng nếu đạt được khoảng 1.000 lượt mua thì doanh thu đạt được cũng từ 5-10 tỉ đồng.
Từ khi dịch vụ sách điện tử có bản quyền được giới thiệu ra thị trường với những tên tuổi tiên phong như Lạc Việt, First News, Vinabook, Phương Nam... đến nay thị trường kinh doanh sách điện tử đã có một số bước tiến và thu hút được khá nhiều công ty tham gia.
Bắt nhịp với sự khởi động của các công ty tư nhân, một số đơn vị nhà nước cũng đã nhanh chóng vào cuộc. Cụ thể, Công ty Sách điện tử Trẻ của Nhà xuất bản Trẻ đã liên kết với Thư viện Khoa học tổng hợp TP. HCM để cung cấp 20.000 đầu sách điện tử, cung cấp nhiều tài liệu miễn phí và khai thác kinh doanh các tài liệu có bản quyền; Nhà xuất bản Tổng hợp TP. HCM với trang sách điện tử sachweb.vn có 782 tựa sách đa dạng…
Hơn nữa, hiện nay tổng doanh số sách điện tử tại Việt Nam chưa đạt đến 1% so với doanh số của sách giấy, dư địa còn rất lớn nên số lượng doanh nghiệp tham gia ngày càng nhiều.
Tuy nhiên, thực tế kinh doanh sách điện tử không bằng phẳng và “dễ ăn” như lý thuyết. Bởi dù sách điện tử rẻ, tiện lợi nhưng người đọc hiện vẫn rất thích đọc sách giấy. Bằng chứng là trong các hội chợ sách, dù là “hiện tượng đặc biệt” giữa hàng trăm quầy sách giấy với một hệ thống máy tính cung cấp nhiều đầu sách, nhưng các quầy sách điện tử vẫn vắng khách tham quan trong khi các quầy sách giấy lại đông nghịt người do bạn đọc không quen với việc ngồi vào máy tính đọc sách.
Vì vậy, nhiều công ty sau khi triển khai sách điện tử một thời gian dài vẫn lắc đầu than lỗ. Kinh nghiệm ở các nước, để phát triển sách điện tử, các công ty thường đầu tư vào các loại máy đọc sách chuyên dụng với loại màn hình e-link nên lượng người đọc rất cao. Song ở Việt Nam, các công ty chỉ cho đọc trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng màn hình màu thông thường mà không sử dụng máy đọc sách chuyên dụng trên do lo ngại mất cắp bản quyền.
Đây được xem là nguyên nhân chính khiến sách điện tử chưa bứt phá để phát triển được. Hơn nữa, ở nước ta tình trạng sách điện tử không có bản quyền được phát tán rộng rãi trên mạng cũng là rào cản của việc kinh doanh sách điện tử.
Khó khăn là vậy, song bước đi của các công ty cho thấy họ vẫn không chùn bước. Nhưng nếu muốn phát triển sách điện tử, rõ ràng doanh nghiệp phải nỗ lực nhiều hơn, phải có những bước tiến cao về công nghệ và quảng bá rộng rãi hơn để người đọc có thể tiếp cận dễ dàng hơn với sách điện tử.
P.V
Theo SGĐT
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- Đồng chí Bùi Bằng Đoàn với sự nghiệp cách mạng của Đảng và đất nước
- Xuất bản hai cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thể hiện quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc
- Tái bản một số ấn phẩm tiêu biểu nhân kỷ niệm 133 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Xuất bản bộ sách về lịch sử ngành Công Thương
- Đề cương về văn hóa Việt Nam – Khởi nguồn và động lực phát triển
- Sách tương tác góp phần đánh thức tiềm năng của trẻ
- Xây dựng, phát triển hệ giá trị chuẩn mực con người Việt Nam hiện nay theo quan điểm của Đảng
- Đổi mới hoạt động thư viện, phát triển kỹ năng đọc cho thiếu nhi
- Cần tăng đầu tư cho đúng tầm vóc Giải thưởng Sách quốc gia
- Những điều cần biết khi xây dựng tủ sách cho trẻ em
- Sách nói và cuộc đụng độ giữa các nền tảng
- Các xu hướng sách nói trong năm 2023