Nội dung cuốn sách tập trung nghiên cứu một số điểm nóng chính trị - xã hội điển hình tại các vùng đa dân tộc ở miền núi nước ta trong những năm gần đây, nhằm phân tích, đánh giá những nguyên nhân khách quan và chủ quan khi xảy ra điểm nóng. Từ đó có những giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn một cách kịp thời không để xảy ra điểm nóng. Khi những điểm nóng chính trị - xã hội đã xảy ra cần có những giải pháp nhanh nhạy, khéo léo, phù hợp để giải quyết tình huống: dập tắt, không để lây lan ra các nơi khác; Điểm nóng đã được dập tắt, cần nhanh chóng giải quyết ngay hậu quả và không để tái phát.
Từ những giải pháp xử lý điểm móng, cuốn sách đúc rút được những bài học kinh nghiệm trong việc hoàn thiện chính sách, thể chế nhà nước, hoàn thiện hệ thống chính trị để các tộc người cùng sinh sống trên địa bàn lãnh thổ có sự đồng thuận nhằm ổn định chính trị cùng xây dựng đất nước.
Cuốn sách được kết cấu gồm ba phần:
Phần thứ nhất: Tổng quan về tình hình phát sinh và diễn biến các điểm nóng chính tri – xã hội tại các vùng đa dân tộc ở miền núi nước ta trong những năm gần đây.
Phần thứ hai: Khảo sát đánh giá về những điểm nóng chính tri- xã hội và xử lý điểm nóng chính trị - xã hội trên địa bàn Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ.
Phần thứ ba: Đánh giá chung về tình hình điểm nóng và xử lý điểm nóng chính trị - xã hội tại các vùng đa dân tộc ở nước ta trong những năm gần đây.