Tính hiện đại và sự chuyển biến của văn hóa Việt Nam thời cận đại

Tính hiện đại và sự chuyển biến của văn hóa Việt Nam thời cận đại
Tác giả: GS. TS. Đỗ Quang Hưng - TS. Trần Viết Nghĩa
Số trang: 392 trang
Giá tiền: 63.000 đ
Xuất bản:
  • Thông tin sách
  • Bình luận
  • Tiếp xúc văn hoá Đông Tây và quá trình chuyển biến văn hóa - xã hội ở Việt Nam thời cận đại là một vấn đề lớn trong tiến trình lịch sử văn hoá nói riêng và lịch sử dân tộc nói chung. Thời kỳ cận đại, Việt Nam trở thành một thuộc địa điển hình của thực dân Pháp. Từ rất sớm, thực dân Pháp đã có chính sách và ý đồ đồng hóa văn hóa nước ta, xóa bỏ ảnh hưởng Nho học, hạn chế những giá trị truyền thống, tạo ra một môi trường văn minh phương Tây cưỡng chế, du nhập hầu hết những loại hình sinh hoạt văn hóa phương Tây vào Việt Nam nhằm thống trị lâu dài nước ta. Gần một thế kỷ thống trị nước ta, thực dân Pháp đã có hàng loạt chính sách đưa văn minh phương Tây vào nước ta với «sứ mệnh khai hóa văn minh» - một thứ lôgíc thực dân quen thuộc. Trong quá trình đó, văn hóa - xã hội Việt Nam dần dần có sự chuyển biến, cùng với sự thay đổi mô hình, thiết chế văn hóa, các hình thức sinh hoạt văn hóa mới cũng dần hình thành ở nước ta. Nhiều lĩnh vực tỏ ra bắt rễ nhanh và đạt đến một trình độ khá thuần thục trong toàn bộ sinh hoạt hoạt văn hóa nước ta. Trên cơ sở văn hóa truyền thống giàu bản sắc, dân tộc ta đã «thâu hóa», tiếp biến những giá trị mới của phương Tây, nhào nặn với những giá trị truyền thống, tạo nên những giá trị mới đích thực, hiện đại và quý báu.

    Cuộc đụng độ và tiếp xúc văn minh Đông Tây ở nước ta thời cận đại để lại nhiều di sản văn hóa quý giá, đặc biệt là tạo ra tiền để của sự hiện đại hóa văn hóa nước nhà. Sự chuyển đổi khá sâu sắc cơ cấu kinh tế - xã hội cũng như thể chế chính trị, trong đó sự sụp đổ của nhà nước phong kiến - triều Nguyễn, sự xuất hiện chế độ thuộc địa, sự giải thể xã hội cổ truyền và sự ra đời một xã hội theo mô hình phương Tây (dù dưới hình thức thực dân)... đặt văn hóa Việt Nam trước áp lực của tính hiện đại. Tất cả điều đó đã tạo nên những biến chuyển căn bản về mô hình, thiết chế, đến các thành tố văn hóa, kể cả lối sống. Điều đó cũng để lại cho lịch sử văn hóa nước nhà những bài học kinh nghiệm quý báu mà ngay sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, dân tộc ta có những điều kiện để bảo vệ, xây dựng đất nước độc lập, cường thịnh và chủ nghĩa xã hội với nền văn hóa mới dân tộc, khoa học và đại chúng. Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo hiện nay cung cấp cái nhìn mới, đúng đắn hơn, tạo ra khả năng khai thác, phát huy những di sản đó.

    Đáp ứng nhu cầu nghiên cứu và tìm hiểu về vấn đề này, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách Tính hiện đại và sự chuyển biến của văn hóa Việt Nam thời cận đại của các tác giả GS.TS. Đỗ Quang Hưng (chủ biên) và TS. Trần Viết Nghĩa. Qua khảo sát những lĩnh vực, loại hình văn hóa mới, sự tiếp biến văn hóa phương Tây trong một số loại hình văn hóa truyền thống dưới áp lực của văn minh phương Tây ở nước ta kể từ năm 1862, nội dung cuốn sách trình bày những vấn đề lý thuyết và tổng luận về những điều kiện, sự chuyển biến của văn hóa dưới tác động của cuộc tiếp xúc và đụng độ văn hóa Đông Tây ở Việt Nam thời cận đại.

    Đào Nga My

    Sản phẩm cùng loại

    Tác giả: Phan Trần Chúc
    Giá tiền: 67.000 đ
    Tác giả: Nguyễn Thái Bình - Đỗ Thị Thanh Hương
    Giá tiền: 130.000 đ
    Tác giả: Thượng tọa, TS. Thích Đức Thiện - ThS. Nguyễn Thái Bình (Đồng chủ biên)
    Giá tiền: 168.000 đ
    Tác giả: Phan Trần Chúc
    Giá tiền: 65.000 đ
    Tác giả: Phan Trần Chúc
    Giá tiền: 102.000 đ
    Tác giả: Nguyễn Xuân Cần, Anh Vũ
    Giá tiền: 145.000 đ
    Tác giả: Phan Trần Chúc
    Giá tiền: 90.000 đ
    Tác giả: Nguyễn Thái Bình, Phạm Hoàng Hải
    Giá tiền: 140.000 đ
    Tác giả: GS.VSTT.NGND. Phan Huy Lê - PGS.TS. Đỗ Bang (Đồng chủ biên)
    Giá tiền: 163.000 đ
    Tác giả: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật
    Giá tiền: 845.000 đ
    Tác giả: Nguyễn Thị Bình
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Vũ Ngọc Khánh
    Giá tiền: 68.000 đ