Nội dung cuốn sách được kết cấu thành 3 chương:
Chương I: Khái niệm, cơ sở hình thành, bản chất triết lý hành động Hồ Chí Minh.
Chương II: Nội dung cơ bản của triết lý hành động Hồ Chí Minh.
Chương III: Giá trị dân tộc và thời đại của triết lý hành động Hồ Chí Minh.
Qua đó, giúp bạn đọc hiểu rõ xuất phát điểm hình thành triết lý hành động Hồ Chí Minh là tấm lòng yêu nước, thương dân. Triết lý hành động Hồ Chí Minh là kết hợp của triết lý hành động có trong chủ nghĩa Mác - Lênin với triết lý hành động truyền thống của dân tộc, phương Đông và phương Tây. Nội dung và giá trị của triết lý hành động Hồ Chí Minh không chỉ có ý nghĩa đối với Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức kinh tế,… mà còn có ý nghĩa đối với từng cá nhân với tư cách là chủ thể hành động. Thông qua quá trình vận dụng, thực hành, triết lý hành động Hồ Chí Minh không còn là một triết lý về lý luận cách mạng, về phát triển xã hội mà còn có ý nghĩa văn hóa, trở thành một giá trị văn hóa, đạo đức mới.