Pháp luật về chống bán phá giá trong thương mại quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam

Pháp luật về chống bán phá giá trong thương mại quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam
Tác giả: TS. Vũ Thị Phương Lan, Đại học Luật Hà Nội
Số trang: 304 trang
Giá tiền: 51.000 đ
Xuất bản:
  • Thông tin sách
  • Bình luận
  • Bán phá giá trong thương mại quốc tế là hiện tượng xảy ra khi một loại hàng hóa được xuất khẩu với giá thấp hơn giá bán của mặt hàng đó tại thị trường nội địa nước xuất khẩu. Như vậy có thể hiểu đơn giản là nếu giá xuất khẩu của một mặt hàng thấp hơn giá nội địa của nó thì sản phẩm đó bị coi là bán phá giá. 

    Trong thương mại quốc tế, khi hàng hóa bị xem là bán phá giá thì chúng có thể bị áp đặt các biện pháp chống bán phá giá (anti - dumping) như thuế chống phá giá, đặt cọc hoặc thế chấp, cam kết hạn chế định lượng hoặc điều chỉnh mức giá của nhà xuất khẩu nhằm triệt tiêu nguy cơ gây thiệt hại cho ngành sản xuất của nước nhập khẩu, hạn chế những thiệt hại do việc bán phá giá đưa đến cho ngành sản xuất của nước đó, với lý do là nhằm bảo đảm sự công bằng trong thương mại (nói chính xác đó là một sự bảo hộ hợp lý cho sản xuất trong nước).

    Việc mở cửa nền kinh tế, tham gia ngày càng tích cực vào thị trường khu vực và quốc tế đang đặt ra cho nền kinh tế Việt Nam nhiều vấn đề của thương mại quốc tế, trong đó có vấn đề bán phá giá. Việt Nam vừa có nguy cơ là đối tượng của hành vi bán phá giá của các nước xuất khẩu khác, đồng thời cũng có nguy cơ bị áp đặt các biện pháp chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu ra nước ngoài.

    Thực tiễn thương mại quốc tế trong những năm qua cho thấy, đã xuất hiện ngày càng nhiều vụ tranh chấp, kiện tụng liên quan đến pháp luật về chống bán phá giá, v.v., ảnh hưởng đến môi trường thương mại toàn cầu và khu vực... Việt Nam đang trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nên trên thực tế, khái niệm bán phá giá mới được biết đến ở nước ta không lâu và chúng ta có rất ít kinh nghiệm trong lĩnh vực này... Do đó, việc nghiên cứu lý luận và tham khảo kinh nghiệm thực tiễn việc áp dụng pháp luật về chống phá giá là điều cần thiết, nhằm nâng cao trình độ nhận thức của cá nhân, tổ chức có liên quan, góp phần bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật về chống phá giá. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật giới thiệu cuốn sách Pháp luật về chống bán phá giá trong thương mại quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam (Sách chuyên khảo). Cuốn sách do TS. Vũ Thị Phương Lan, giảng viên Đại học Luật Hà Nội biên soạn.

    Ngoài phần kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, cuốn sách được kết cấu thành 3 chương:

    Chương I: CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ VÀ PHÁP LUẬT VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

    Chương II: PHÁP LUẬT VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA WTO, HOA KỲ VÀ EU

    Chương III: THỰC TIỄN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA VIỆT NAM TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM

    Xin giới thiệu cùng bạn đọc.                        

                                                                                                                   Võ Văn Hoa

    Sản phẩm cùng loại

    Tác giả: Nguyễn Hùng Anh (Chủ biên) - Cục Điều tra chống buôn lậu
    Giá tiền: 44.000 đ
    Tác giả: Luật sư Quách Minh Trí (Chủ biên)
    Giá tiền: 272.000 đ
    Tác giả: TS. Luật sư Trương Hồng Quang (Chủ biên); ThS. Đỗ Thị Minh Thu
    Giá tiền: 162.000 đ
    Tác giả: Quốc hội
    Giá tiền: 29.000 đ
    Tác giả: Quốc hội
    Giá tiền: 28.000 đ
    Tác giả: Quốc hội
    Giá tiền: 24.000 đ
    Tác giả: Quốc hội
    Giá tiền: 93.000 đ
    Tác giả: PGS.TS.GVCC. Phan Trung Hiền
    Giá tiền: 73.000 đ
    Tác giả: Luật sư Phạm Thanh Hữu
    Giá tiền: 66.000 đ
    Tác giả: Quốc hội
    Giá tiền: 68.000 đ
    Tác giả: Quốc hội
    Giá tiền: 34.000 đ