5 cuốn sách về giáo dục thời Covid-19
Kể từ khi Tổ chức Y tế thế giới tuyên bố đại dịch vào ngày 11/3/2020, hầu hết học sinh đã bị ảnh hưởng bởi sự gián đoạn của việc học tại trường.
Những cuốn sách dưới đây cho biết bối cảnh của giáo dục khi đại dịch bùng phát, những khó khăn mà ngành này phải đối mặt, việc học trực tuyến, kinh nghiệm và bài học của các nước...
Giáo dục đại học ứng phó với đại dịch Covid-19, Tác giả: Sjur Bergan, Tony Gallagher, Ira Harkavy, Ronaldo Munck và Hilligje van’t Land.
Cuốn sách này khai thác những phản ứng khác nhau của giáo dục đại học đối với đại dịch Covid-19 trên khắp châu Âu, Bắc Mỹ và cả châu Phi, châu Á và Nam Mỹ.
Cuốn sách có nhiều chia sẻ từ quan điểm của những nhà lãnh đạo giáo dục đại học cũng như từ quan điểm của các cơ quan công quyền hoặc các chuyên gia trong các lĩnh vực cụ thể về chính sách và thực tiễn giáo dục đại học.
Cuốn sách mô tả những cách khác nhau mà giáo dục đại học đang đối mặt với đại dịch Covid-19, với mục đích hỗ trợ cho các trường đại học, đặc biệt là nhân viên và sinh viên cũng như các đối tác của họ, đóng góp vào một tương lai bền vững hơn.
Covid-19 và cuộc cách mạng trong giáo dục đại học ở Ấn Độ, Tác giả: TS. A. M. Rawani, Ajit Kumar Singh.
Đại dịch đã làm ngưng trệ mọi lĩnh vực. Giáo dục đại học cũng bị ảnh hưởng bởi việc đóng cửa các trường học. Ngay cả khi trường học được mở cửa trở lại thì những quy định về giãn cách vẫn còn tiếp tục được áp dụng.
Cuốn sách được biên soạn nhằm gợi ý những phương pháp thay thế nhằm thiết lập lại những quy trình giáo dục sau thời kỳ bùng phát dịch bệnh Covid-19.
Các phương pháp gợi ý ít nhiều đều có những khó khăn nên cuốn sách dành riêng một chương để nói về những thách thức này. Bên cạnh đó, cuốn sách cũng trình bày về sự chuẩn bị của những cơ sở giáo dục cho trạng thái bình thường mới và các chiến lược được xây dựng dựa trên phân tích SWOT cho giáo dục đại học trong trạng thái bình thường mới.
Các phương pháp được đề xuất sẽ không chỉ giúp thiết lập lại hoạt động giáo dục đại học sau thời kỳ bùng phát đại dịch Covid-19 mà còn giúp nắm bắt cơ hội triển khai giáo dục 4.0 sớm hơn dự kiến.
Dạy và học trực tuyến ở đại học trong đại dịch Covid-19: Quan điểm và kinh nghiệm quốc tế, Biên tập: Roy Y. Chan, Krishna Bista, Ryan M. Allen.
Cuốn sách ghi lại những tác động toàn cầu của đại dịch Covid-19 đối với việc dạy và học trong giáo dục đại học, tập trung vào trải nghiệm của sinh viên và giảng viên về giáo dục trực tuyến và từ xa.
Cuốn sách mang đến cho người đọc những sáng kiến mới, thách thức bất ngờ và bài học kinh nghiệm.
Đáp ứng nhu cầu cấp thiết để hiểu rõ hơn về việc dạy và học trực tuyến trong đại dịch Covid-19, cuốn sách này nghiên cứu việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) đã tác động như thế nào đến trải nghiệm của sinh viên, giảng viên và nhân viên khi bị phong tỏa bởi dịch bệnh Covid-19.
Tác phẩm bắt đầu với việc đánh giá những thách thức mà các trường đại học và nhà giáo dục phải đối mặt trong nỗ lực vượt qua khó khăn thực tế liên quan việc phát triển phương pháp sư phạm và xây dựng chương trình trực tuyến hiệu quả.
Sau đó, dựa trên những hiểu biết này, tác giả nhấn mạnh trải nghiệm của sinh viên và xem xét các vấn đề về kết nối xã hội và bất bình đẳng.
Cuối cùng, cuốn sách đặt vấn đề, đại dịch Covid-19 có thể mang lại những bài học gì cho sự phát triển của đào tạo trực tuyến và từ xa trong giáo dục đại học trong tương lai.
Học tập và giảng dạy trong đại dịch Covid-19, Tác giả: Fernando M. Reimers, Uche Amaechi, Alysha Banerji, Margaret Wang.
Đại dịch Covid-19 đã gây ra sự gián đoạn lớn cho nền giáo dục trên toàn thế giới. Để giảm thiểu thiệt hại về giáo dục mà sự gián đoạn như vậy sẽ gây ra, các cơ quan quản lý giáo dục trên toàn thế giới đã tạo ra nhiều cơ chế giáo dục thay thế khác nhau.
Cuốn sách này trình bày kết quả của một phương pháp tiếp cận tạo ra sự hòa hợp giữa nghiên cứu, giảng dạy và tiếp cận cộng đồng có được từ việc thu hút sinh viên sau đại học với hệ thống các trường học. Mục đích là giúp xác định cách duy trì cơ hội giáo dục trong thời gian gián đoạn gây ra bởi đại dịch.
Bài học từ phong tỏa - Di sản giáo dục của Covid-19, Tác giả: Tony Breslin.
Bài học từ phong tỏa khám phá tác động của đại dịch Covid-19 đối với hệ thống giáo dục, học sinh và phụ huynh - những đối tượng mà nhà trường đang phục vụ, và với những người đang làm việc trong trường học, cũng như làm việc cùng các trường học.
Đồng thời, tác giả đặt câu hỏi về hệ quả dài hạn của đại dịch có thể đối với giáo dục là gì.
Dựa trên tiếng nói của hơn một trăm học sinh, phụ huynh và các chuyên gia, cuốn sách tiết lộ cách thức giáo viên và người học đang thích ứng với thực tiễn trong các lĩnh vực như mô hình hóa chương trình giảng dạy, sự tham gia của phụ huynh, kiểm tra, đánh giá,học tập kết hợp trực tuyến.
Ngoài ra, cuốn sách còn đánh giá di sản giáo dục của dịch Covid-19 là gì và những tiềm năng mà nó mang lại để điều chỉnh cách chúng ta “làm” giáo dục.
Theo Zing.vn
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- “Lịch sử Quân sự Việt Nam” - “Tập đại thành” về công cuộc giữ nước của dân tộc
- “Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc lịch sử”
- “Trở về trong giấc mơ” - đọc để cảm nhận lý tưởng sống cao đẹp, tình yêu lứa đôi trong sáng của người lính
- Một số vấn đề về đường lối quân sự, chiến lược quốc phòng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thời kỳ mới (Xuất bản lần thứ hai)
- “Người bạn đường du lịch văn hóa Hội An”
- Đọc “Sa Pa giữa trời mây trắng” để khám phá vẻ đẹp kỳ lạ của “thành phố trong sương”
- Viết về Điện Biên Phủ
- Nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam qua các tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Xuất bản sách “Văn hóa phải soi đường quốc dân đi” nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân
- Người trẻ có sợ trách nhiệm
- Khắc họa chân dung nhà báo cách mạng qua “Chứng nhân lịch sử”