An ninh tôn giáo ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng, dự báo và tư vấn chính sách
Với chủ trương “tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo” của Đảng và Nhà nước Việt Nam, thời gian qua, tình hình tôn giáo ở nước ta ổn định, đời sống tôn giáo có những biến đổi sâu sắc cả về số lượng lẫn phạm vi hoạt động, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được tôn trọng, bảo đảm. Tuy nhiên, với tác động mặt trái của xu thế toàn cầu hóa, âm mưu “chính trị hóa tôn giáo” của các thế lực thù địch đã làm cho đời sống tôn giáo không ngừng biến đổi, tiềm ẩn nhiều “nguy cơ”. Theo đó, vấn đề an ninh tôn giáo ngày càng được quan tâm, nghiên cứu, trở thành một vấn đề quan trọng có ý nghĩa chiến lược, là một trong những nhiệm vụ nòng cốt, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia, an toàn xã hội.
Cuốn sách An ninh tôn giáo ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng, dự báo và tư vấn chính sách của PGS.TS. Đỗ Lan Hiền - Viện trưởng Viện Tôn giáo, tín ngưỡng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh làm chủ biên. Cuốn sách có cấu trúc gồm 4 chương. Chương 1: An ninh tôn giáo - Một số lý thuyết, cung cấp dữ liệu sinh động về lý thuyết an ninh tôn giáo, đồng thời nêu lên mối quan hệ liên đới, tương tác giữa an ninh tôn giáo với một số hình thái của an ninh quốc gia như: an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh văn hóa. Chương 2: An ninh tôn giáo của một số quốc gia Đông Á và kinh nghiệm rút ra, phân tích tình hình an ninh tôn giáo và rút ra bài học kinh nghiệm của một số quốc gia như: các quốc gia Trung Á thời kỳ hậu Xôviết, Inđônêxia, Philíppin, Thái Lan, Mianma. Chương 3: Thực trạng an ninh tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, nhận diện các biểu hiện của an ninh tôn giáo một cách toàn diện, không chỉ là vấn đề khủng bố, chiến tranh, xung đột tôn giáo mà còn bao quát các biểu hiện như khủng hoảng đức tin; khủng hoảng về cách thức thực hành tôn giáo; xuất hiện nhu cầu tạo ra và tìm đến các hiện tượng, trào lưu tôn giáo mới; xung đột giữa tôn giáo và văn hóa, tôn giáo và chính trị...; tác động của an ninh tôn giáo trên các phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa và con người. Chương 4: Dự báo, tư vấn chính sách đảm bảo an ninh tôn giáo ở Việt Nam, trên cơ sở lý thuyết và thực trạng an ninh tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, tác giả đưa ra các dự báo và đề xuất giải pháp góp phần bảo đảm an ninh tôn giáo, ổn định chính trị - xã hội, tạo môi trường tốt cho Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trên mọi lĩnh vực.
Cuốn sách là tài liệu hữu ích đối với các nhà nghiên cứu, các cơ quan chức năng trong việc tìm hiểu, hướng dẫn, quản lý, từng bước đưa hoạt động tôn giáo đi vào nền nếp, đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần ổn định và phát triển đất nước trong tình hình mới.
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- “Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc lịch sử”
- “Trở về trong giấc mơ” - đọc để cảm nhận lý tưởng sống cao đẹp, tình yêu lứa đôi trong sáng của người lính
- Một số vấn đề về đường lối quân sự, chiến lược quốc phòng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thời kỳ mới (Xuất bản lần thứ hai)
- “Người bạn đường du lịch văn hóa Hội An”
- Đọc “Sa Pa giữa trời mây trắng” để khám phá vẻ đẹp kỳ lạ của “thành phố trong sương”
- Viết về Điện Biên Phủ
- Nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam qua các tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Xuất bản sách “Văn hóa phải soi đường quốc dân đi” nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân
- Người trẻ có sợ trách nhiệm
- Khắc họa chân dung nhà báo cách mạng qua “Chứng nhân lịch sử”
- “Nguyễn Hoàng - Người mở cõi”: Nguồn tư liệu mới nghiên cứu đầy đủ về vị Chúa Tiên - vị chúa Nguyễn đầu tiên