Bộ Giáo dục và Đào tạo kiến nghị đưa sách giáo khoa vào mặt hàng định giá tối đa
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết đã có văn bản kiến nghị Chính phủ giao Bộ Tài chính nghiên cứu, báo cáo Chính phủ, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định đưa sách giáo khoa (SGK) vào danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá tối đa.
Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 11/6 thông tin cho biết: Theo quy định của Luật Giá năm 2012 và các văn bản hướng dẫn, SGK thuộc mặt hàng kê khai giá với Bộ Tài chính. Tuy nhiên, SGK thuộc nhóm vật tư giáo dục thiết yếu của học sinh; ảnh hưởng đến an sinh xã hội, đặc biệt người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn nên Nhà nước cần có giải pháp cấp bách để điều tiết giá.
Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản kiến nghị Chính phủ giao Bộ Tài chính nghiên cứu, báo cáo Chính phủ, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định đưa SGK vào danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá tối đa.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 26/3, Bộ Tài chính đã có Tờ trình số 45/TTr-BTC báo cáo Chính phủ đề xuất bổ sung mặt hàng SGK vào danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá (hình thức giá tối đa). Hiện nay, Văn phòng Chính phủ đang lấy ý kiến các thành viên Chính phủ để báo cáo Quốc hội.
Lãnh đạo Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận định rằng sau khi được Quốc hội đồng ý, việc bình ổn giá SGK chắc chắn sẽ tốt hơn.
Trước mắt, đối với giá SGK năm học 2020-2021, theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại cuộc họp Ban chỉ đạo điều hành giá quý 4-2019, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo có văn bản đề nghị các nhà xuất bản nghiêm túc, chặt chẽ trong kiểm soát chi phí sản xuất, giảm tối đa giá SGK nhằm bình ổn giá.
Tiếp tục thực hiện các chỉ đạo mới của Thủ tướng Chính phủ, ngày 04/6/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Công văn số 1973/BGDĐT-KHTC, yêu cầu các nhà xuất bản thực hiện rà soát phương án giá SGK để tiết giảm tối đa chi phí sản xuất, tiếp tục giảm giá SGK để hỗ trợ người tiêu dùng; đồng thời, đánh giá tác động đến chỉ số CPI báo cáo về Bộ Tài chính và Bộ GDĐT trước ngày 20/6 để tổng hợp báo cáo Chính phủ.
Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng có Nghị định, Thông tư quy định hỗ trợ SGK cho các em học sinh hoàn cảnh khó khăn, học sinh người dân tộc. Hằng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các nhà xuất bản phối hợp thực hiện tặng SGK cho con các gia đình chính sách, gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; đầu tư xây dựng Tủ sách dùng chung, tổ chức mua SGK cũ tặng cho thư viện các trường học thuộc địa bàn khó khăn.
Đối với Chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết sẽ cùng Dự án GREP cấp sách cho các thư viện vùng khó khăn để các trường có thể cho học sinh dùng chung.
Theo Báo Nhân dân điện tử
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- “Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc lịch sử”
- “Trở về trong giấc mơ” - đọc để cảm nhận lý tưởng sống cao đẹp, tình yêu lứa đôi trong sáng của người lính
- Một số vấn đề về đường lối quân sự, chiến lược quốc phòng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thời kỳ mới (Xuất bản lần thứ hai)
- “Người bạn đường du lịch văn hóa Hội An”
- Đọc “Sa Pa giữa trời mây trắng” để khám phá vẻ đẹp kỳ lạ của “thành phố trong sương”
- Viết về Điện Biên Phủ
- Nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam qua các tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Xuất bản sách “Văn hóa phải soi đường quốc dân đi” nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân
- Người trẻ có sợ trách nhiệm
- Khắc họa chân dung nhà báo cách mạng qua “Chứng nhân lịch sử”
- “Nguyễn Hoàng - Người mở cõi”: Nguồn tư liệu mới nghiên cứu đầy đủ về vị Chúa Tiên - vị chúa Nguyễn đầu tiên