Chiến lược phát triển pháp luật Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Sách chuyên khảo)
Hiện nay, Đảng ta đang tiến hành xây dựng Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa năm 2045, trong đó có chiến lược thành tố là Chiến lược phát triển pháp luật Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045. Xây dựng Chiến lược phát triển pháp luật trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam cần phải dựa vào những nền tảng lý luận và thực tiễn như thế nào là vấn đề cần được làm sáng tỏ. Mối quan hệ giữa cá nhân và nhà nước là mối quan hệ trụ cột, cơ bản trong xã hội nói chung, thể hiện sự tương tác lẫn nhau giữa cá nhân và nhà nước. Sự tương tác lẫn nhau giữa cá nhân và nhà nước cần phải được thiết lập như thế nào và bằng phương thức nào. Sự tương tác hài hoà lẫn nhau của cá nhân và nhà nước cần phải dựa trên các nền tảng, tuân theo các nguyên tắc và được thể hiện trong các lĩnh vực pháp luật như thế nào là những vấn đề quan trọng cần phải được luận giải khi xây dựng Chiến lược phát triển pháp luật Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.
Cuốn sách Chiến lược phát triển pháp luật Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Những vấn đề lý luận và thực tiễn do GS.TS. Võ Khánh Vinh chủ biên là kết quả nghiên cứu của Hội thảo khoa học “Chiến lược phát triển pháp luật Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045: Lý luận và thực tiễn” do Học viện Khoa học xã hội Việt Nam và Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp tổ chức vào tháng 11/2021.
Nội dung cuốn sách gồm ba phần, Phần thứ nhất tập trung luận giải những vấn đề về Chiến lược phát triển pháp luật Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và những yêu cầu đặt ra đối với việc xây dựng chiến lược. Các vấn đề từ tên gọi, mục tiêu, tư duy và những yêu cầu quan trọng cần thống nhất về nhận thức lý luận cụ thể như pháp luật trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiêu chuẩn của Hiến pháp trong trong điều kiện hoàn thiện hệ thống pháp luật theo tiêu chí pháp quyền và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, vấn đề tổ chức thực thi pháp luật, quyền con người, pháp luật và tôn giáo...
Phần thứ hai, các bài viết tập trung bàn luận về những vấn đề liên quan đến xâ dựng và hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực luật công như: các vấn đề về hoàn thiện luật Hiến pháp, pháp luật về dân chủ ở cơ sở theo tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, cải cách tư pháp và hệ thống tư pháp.
Phần thứ ba, các tác giả luận giải về những vấn đề liên quan đến xây dựng, hoàn thiện và phát triển pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực luật tư pháp, pháp luật tố tụng dân sự, pháp điển hóa luật sở hữu trí tuệ, chiến lược phát triển pháp luật trong lĩnh vực lao động... trước những bối cảnh, điều kiện phát triển mới của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng.
Bằng những luận điểm tường minh, những luận cứ khoa học thuyết phục, cuốn sách đem đến cái nhìn tổng thể và sinh động về định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, là tài liệu chuyên khảo quý cho các nhà hoạch định và thực thi chính sách pháp luật, góp phần xây dựng thành công Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- “Lịch sử Quân sự Việt Nam” - “Tập đại thành” về công cuộc giữ nước của dân tộc
- “Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc lịch sử”
- “Trở về trong giấc mơ” - đọc để cảm nhận lý tưởng sống cao đẹp, tình yêu lứa đôi trong sáng của người lính
- Một số vấn đề về đường lối quân sự, chiến lược quốc phòng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thời kỳ mới (Xuất bản lần thứ hai)
- “Người bạn đường du lịch văn hóa Hội An”
- Đọc “Sa Pa giữa trời mây trắng” để khám phá vẻ đẹp kỳ lạ của “thành phố trong sương”
- Viết về Điện Biên Phủ
- Nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam qua các tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Xuất bản sách “Văn hóa phải soi đường quốc dân đi” nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân
- Người trẻ có sợ trách nhiệm
- Khắc họa chân dung nhà báo cách mạng qua “Chứng nhân lịch sử”