Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế
Tác giả: ThS. Hoàng Đăng Quang - PGS.TS. Vũ Thanh Sơn (Đồng chủ biên)
Số trang: 799 trang
Giá tiền: 338.000 đ
Xuất bản: 12/2022
  • Thông tin sách
  • Bình luận
  • Cuốn sách Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế là kết quả Hội thảo “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế” do Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với một số cơ quan, đơn vị, địa phương. Cuốn sách cung cấp cho bạn đọc hệ thống nội hàm các khái niệm và nội dung công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế; một số giải pháp cơ bản trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế tại các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương, đáp ứng yêu cầu của quá trình xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.

    Nội dung cuốn sách được chia làm 2 phần, tập hợp các bài viết rất đa dạng, phong phú, gồm cả luận giải lý luận và đánh giá thực tiễn. Các nhóm vấn đề chính được đề cập trong các bài viết bao gồm:

     Nhóm vấn đề thứ nhất: Bối cảnh hội nhập quốc tế và yêu cầu đặt ra đối với cán bộ, công chức và viên chức trong hệ thống chính trị. Đưa ra những nhận định khách quan về bối cảnh thế giới, khu vực và tình hình trong nước; phân tích những cơ hội và thách thức, khó khăn và thuận lợi cho Việt Nam trong tiến trình hội nhập ngày càng sâu rộng; từ đó, làm nổi bật yêu cầu cần phải phát triển đội ngũ cán bộ có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế.

    Nhóm vấn đề thứ hai: Xác định nội hàm “đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế” làm căn cứ xây dựng các nội dung đào tạo, bồi dưỡng phù hợp. Một số nhóm tiêu chỉ đối với cán bộ đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế, gồm: lập trường tư tưởng chính trị vững vàng và phẩm chất đạo đức trong sáng; năng lực chuyên môn đạt chuẩn quốc tế; hiểu biết sâu sắc pháp luật, thông lệ quốc tế; am hiểu về văn hóa của các nước đối tác; tác phong làm việc chuyên nghiệp; thông thạo ngoại ngữ, tin học; khả năng tổng hợp, phân tích, thuyết trình, phản biện, làm việc nhóm...

    Nhóm vấn đề thứ ba: Vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, các cơ quan, đơn vị, địa phương trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và áp dụng thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cần tăng cường công tác lãnh đạo, quản lý của các cấp ủy, tổ chức đảng và chính quyền các cấp, sự phối hợp đồng bộ giữa các ban, bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và các địa phương, đề cao vai trò của người đứng đầu trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền trong việc lãnh đạo, chỉ đạo; xây dựng quy định bắt buộc cán bộ thuộc diện làm việc trong môi trường quốc tế phải tham gia đào tạo, bồi dưỡng; quy định tiêu chuẩn, yêu cầu về khả năng làm việc trong môi trường quốc tế trong quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ; xác định nhu cầu, chuẩn bị nguồn cán bộ, xây dựng kế hoạch, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và tăng cường kiểm tra giám sát.

    Nhóm vấn đề thứ tư: Xác định định hướng, giải pháp, cách thức tổ chức, phối hợp đạt được mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế. Đề xuất các giải pháp mang tính toàn diện, đồng bộ và khả thi như: xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, đo lường năng lực làm việc quốc tế để thống nhất và tạo điều kiện thuận lợi cho cơ chế tuyển dụng, đánh giá, chính sách đãi ngộ; xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng để trang bị cho cán bộ hệ thống tri thức và kỹ năng làm việc trong môi trường quốc tế; hoàn thiện cơ chế thu hút và trọng dụng cán bộ, đặc biệt là cán bộ trẻ có năng lực làm việc trong môi trường quốc tế, như cơ chế tuyển dụng, chính sách đãi ngộ, các biện pháp tạo điều kiện làm việc thuận lợi, xây dựng môi trường làm việc dân chủ, khuyến khích sự sáng tạo để đội ngũ này phát huy năng lực, đóng góp trí tuệ, tâm huyết đối với sự phát triển của đất nước; phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ sở đào tạo trong nước, đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên; tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

    Bên cạnh đó, một số bài học kinh nghiệm nước ngoài cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Việt Nam phù hợp với bối cảnh quốc tế, như chiến lược phát triển nguồn nhân lực và khung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Xingapo; các mô hình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Trung Quốc; chương trình đào tạo quốc tế của Hàn Quốc, kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Nhật Bản, Pháp, Hoa Kỳ... là những gợi ý thiết thực đối với Việt Nam trong nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế.

    Sản phẩm cùng loại

    Tác giả: Phong Lê
    Giá tiền: 136.000 đ
    Tác giả: TS. Vũ Dương Thúy Ngà (chủ biên)
    Giá tiền: 144.000 đ
    Tác giả: Nhiều tác giả
    Giá tiền: 127.000 đ
    Tác giả: Ban Tuyên giáo Trung ương - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Hội đồng Lý luận Trung ương
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Tập thể tác giả
    Giá tiền: 436.900 đ
    Tác giả: GS.TS. Tạ Ngọc Tấn
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Nguyễn Đình Thuận
    Giá tiền: 274.000 đ
    Tác giả: Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội; Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tỉnh Bắc Ninh
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Việt Phương
    Giá tiền: 102.000 đ
    Tác giả: TS. Khúc Minh Tuấn
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Viện Chiến lược Chuyển đổi số
    Giá tiền: Liên hệ