Đọc sách tương tác cùng trẻ
Là khái niệm không quá mới với những độc giả tại các quốc gia có nền giáo dục phát triển, tuy nhiên, thuật ngữ "đọc sách tương tác" (interactive reading) lại có vẻ như chưa được biết đến nhiều ở nước ta.
Ích lợi của hoạt động đọc truyện, đọc sách cùng trẻ hầu như phụ huynh nào cũng biết đến. Nhưng một trong những vấn đề nan giải mà phụ huynh thường than phiền là không biết làm cách nào để khiến khoảng thời gian đọc truyện, đọc sách cùng trẻ trở nên thú vị hơn, sinh động hơn, khiến trẻ cảm thấy thu hút, say mê cùng việc đọc.
Là khái niệm không quá mới với những độc giả tại các quốc gia có nền giáo dục phát triển, nhưng thuật ngữ "đọc sách tương tác" (interactive reading) lại có vẻ như chưa được biết đến nhiều ở nước ta.
Như chính tên gọi của nó, đọc sách tương tác luôn chú trọng đến việc trao đổi và thảo luận để từ đó hướng đến tính ứng dụng thực tiễn, thay vì chỉ dừng lại ở thao tác đọc - biết như cách đọc thông thường. Vậy phụ huynh nên triển khai đọc sách tương tác cùng trẻ như thế nào?
Trước hết, phụ huynh cần dành thời gian nghiên cứu trước câu chuyện, tác phẩm hoặc nội dung sách sẽ đọc cùng trẻ. Khi nắm bắt trước các nội dung của buổi đọc, phụ huynh sẽ chủ động lên kế hoạch đọc, tiến trình đọc.
Phụ huynh có thể tự mình thiết kế một số mô hình bằng giấy, nhựa, tranh ảnh hoặc các trò chơi tương tác liên quan đến các nội dung sẽ đọc. Nếu không có thời gian chuẩn bị khâu này, phụ huynh có thể soạn thảo sơ bộ (trong tâm trí mình) một số câu hỏi về các nội dung sẽ đọc của buổi đọc. Đây là hướng giải quyết dễ thực hiện và đem lại nhiều kết quả tích cực nếu triển khai đúng cách.
Hiện nay, bắt nhịp với xu hướng xuất bản hiện đại của thế giới, dòng sách tương tác (interactive book) cũng đang dần phát triển ở Việt Nam. Tuy nhiên, do chất liệu sản xuất, ý tưởng công trình, nhìn chung giá các loại sách tương tác còn khá cao, phụ huynh cũng hạn chế phụ thuộc vào sách tương tác.
Hơn nữa, mỗi trẻ có tư duy nhận thức, có nhịp tiếp nhận khác nhau, có cảm xúc thẩm mỹ khác nhau mà chỉ có phụ huynh ông bà cha mẹ gần gũi nhất mới có thể hiểu rõ. Bởi vậy, tương tác trong đọc sách cũng phải được thiết kế từ các yếu tố này thì việc đọc mới có thể đem lại hiệu quả cao nhất.
Không phải cứ mua sách tương tác về rồi phó mặc cho con trẻ tự tìm hiểu thì sẽ tốt cho trẻ, mà có khi lợi bất cập hại.
Theo tuoitre.vn
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- “Lịch sử Quân sự Việt Nam” - “Tập đại thành” về công cuộc giữ nước của dân tộc
- “Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc lịch sử”
- “Trở về trong giấc mơ” - đọc để cảm nhận lý tưởng sống cao đẹp, tình yêu lứa đôi trong sáng của người lính
- Một số vấn đề về đường lối quân sự, chiến lược quốc phòng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thời kỳ mới (Xuất bản lần thứ hai)
- “Người bạn đường du lịch văn hóa Hội An”
- Đọc “Sa Pa giữa trời mây trắng” để khám phá vẻ đẹp kỳ lạ của “thành phố trong sương”
- Viết về Điện Biên Phủ
- Nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam qua các tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Xuất bản sách “Văn hóa phải soi đường quốc dân đi” nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân
- Người trẻ có sợ trách nhiệm
- Khắc họa chân dung nhà báo cách mạng qua “Chứng nhân lịch sử”