Hoa Kỳ với vấn đề vũ khí hạt nhân trong hơn nửa thế kỷ qua (1945-2010)

Hoa Kỳ với vấn đề vũ khí hạt nhân trong hơn nửa thế kỷ qua (1945-2010)
Tác giả: PGS, TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy
Số trang: 344 trang
Giá tiền: 57.000 đ
Xuất bản: 09-2012
  • Thông tin sách
  • Bình luận
  • Vũ khí hạt nhân cùng với quá trình kiểm soát và cắt giảm  vũ khí hạt nhân là một vấn đề quân sự và chính trị quan trọng kể từ khi vũ khí hạt nhân ra đời và lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1945. Có thể nói, sự ra đời của vũ khí hạt nhân đã có ảnh hưởng lớn đến đời sống chính trị quốc tế. Theo học giả Trung Quốc Trương Tiểu Minh, sự ra đời của vũ khí hạt nhân là “cú sốc mạnh đối với lý luận về chiến tranh và hòa bình truyền thống, có ảnh hưởng rất lớn đối với toàn bộ mối quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai”.

    Vũ khí hạt nhân cùng với quá trình cắt giảm vũ khí hạt nhân là vấn đề chính trị và quân sự quan trọng kể từ sau Chiến tranh. Với tư cách là nước đầu tiên chế tạo  thành công vũ khí hạt nhân và cũng là nước đầu tiên sử dụng loại vũ khí  này trong chiến tranh, Hoa Kỳ đã sủ dụng loại vũ khí này như một công cụ hữu hiệu trong chính sách đối ngoại của mình.

    Trong thời kỳ 1963-2010, Hoa Kỳ đã đẩy mạnh các cuộc đàm phán và ký kết được hàng loạt các văn kiện đa phương và song phương về kiểm soát và cắt giảm vũ khí hạt nhân, như: Hiệp ước hạn chế vũ khí hạt nhân (LTB) năm 1963; Hiệp ước về không gian vũ trụ (OST) năm 1967; Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NTP) năm 1968; Hiệp ước hạn chế hệ thống  phòng thủ chống tên lửa đạn đạo (ABM) năm 1972, v.v.. Ở những mức độ khác nhau, những hiệp ước này đã suy giảm cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân giữa các nước trên thế giới, chủ yếu là giữa hai siêu cường Mỹ - Xô, góp  phần vào việc  duy trì hòa bình và ổn định trên thế giới.

    Song song với việc chạy đua vũ khí hạt nhân, ngay từ đầu Hoa Kỳ đã ý thức  được sự sống còn trong vấn đề kiểm soát sự phổ biến của vũ khí hạt nhân nhằm giữ thế độc quyền và lợi thế trong các vấn đề quốc tế. Tuy nhiên, năm 1949 Liên Xô đã phá vỡ thế độc quyền của Hoa Kỳ trong vấn đề này, trở thành nước thứ hai sở hữu loại vũ khí hạt nhân nguy hiểm này. Tiếp đó, một loạt nước như Anh, Pháp, Trung Quốc… đã sản xuất được vũ khí hạt nhân giữa các siêu cường, chủ yếu giữa Mỹ và Liên Xô đã đẩy thế giới tới bờ vực của sự hủy diệt. Vấn đề giải trừ quân bị đã được đặt ra cấp thiết và nước Mỹ đã trở thành nước tiên phong trong quá trình kiểm soát và cắt giảm vũ khí hạt nhân.

    Để giúp các nhà khoa học, các nhà quân sự và đông đảo bạn đọc quan tâm, tìm hiểu đến vũ khí hạt nhân, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia -  Sự thật xuất bản cuốn sách Hoa Kỳ với vấn đề vũ khí hạt nhân trong hơn nửa thế kỷ qua (1945-2010) của PGS, TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy. Cuốn sách cung cấp những thông tin cơ bản về vấn đề vũ khí hạt nhân nói riêng và vũ khí hủy diệt hàng loạt nói chung. Trên cơ sở đó, tác giả  tập trung  luận giải cho hai  vấn đề: Một là, động cơ và vai trò  của Hoa Kỳ trong quá trình kiểm soát và cắt giảm vũ khí hạt nhân; Hai là, ý nghĩa của những hiệp ước về kiểm soát  và cắt giảm vũ khí hạt nhân mà Hoa Kỳ đã ký kết đối với hòa bình và an ninh thế giới. Ngoài  ra, cuốn sách còn đề cập đến phong trào đấu tranh chống chạy đua vũ trang, chống vũ khí hạt nhân trên thế giới; quan điểm và chính sách của Việt Nam đối với vấn đề vũ trang hạt nhân và kỹ thuật hạt nhân.

    Cuốn sách gồm 4 chương:

    Chương I: Cơ sở của quá trình kiểm soát và cắt giảm vũ khí hạt nhân thời kỳ (1945-1962)

    Chương II: Hoa kỳ với vấn đề kiểm soát và hạn chế vũ khí hạt nhân thời kỳ (1963-1976)

    Chương III: Hoa Kỳ với vấn đề cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược  thời kỳ (1977-1991)

    Chương IV: Hoa Kỳ  với vấn đề vũ khí hạt nhân sau chiến tranh lạnh (1992-2010).

    Sản phẩm cùng loại

    Tác giả: Stephen Smith và Jean de La Guérivière (Người dịch: Nguyễn Thị Tươi)
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: TS. Nguyễn Ngọc Trường
    Giá tiền: 251.000 đ
    Tác giả: ThS. Lê Công Tiến - TS. Trần Huyền Trang (Đồng chủ biên)
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: TS. Vũ Lê Thái Hoàng (Chủ biên)
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: PGS.TS. Đặng Cẩm Tú - GS.TS. Nguyễn Thái Yên Hương (Đồng chủ biên)
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Thượng tướng, PGS.TS. Nguyễn Văn Thành, TS. Bùi Văn Tuấn (Đồng chủ biên)
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Anne Case Angus Deaton; Người dịch: Tô Hoàng Việt Linh, Trần Hồng Liên, Trịnh Anh Minh; Người hiệu đính: Hoàng Kim Chi
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Kostas Sarantidis - Nguyễn Văn Lập (Người dịch: Quách Thanh Hương – Ioanna; Hiệu đính: Liang Despoina)
    Giá tiền: 253.000 đ
    Tác giả: Tô Cách (Chủ biên)
    Giá tiền: 306.000 đ
    Tác giả: Đoàn Ngọc Tuấn - Trần Nam Tiến
    Giá tiền: 114.000 đ
    Tác giả: TS. Trần Thanh Huyền - TS. Đào Minh Hồng - GS.TS. Nguyễn Thái Yên Hương (Đồng chủ biên) (Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh)
    Giá tiền: 137.000 đ
    Tác giả: PGS.TS. Tường Duy Kiên - PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hải (Đồng chủ biên)
    Giá tiền: Liên hệ