Nhân cách sử học

Nhân cách sử học
Tác giả:
Số trang: 0 trang
Giá tiền: Sách không bán
Xuất bản:
  • Thông tin sách
  • Bình luận
  •      Phan Huy LeGiáo sư, Viện sĩ thông tấn, Nhà giáo nhân dân Phan Huy Lê sinh ngày 23-2-1934, năm nay vừa tròn 80 tuổi. Ông là nhà sư phạm mẫu mực và là nhà khoa học danh tiếng của Việt Nam đương đại, có quan hệ quốc tế rộng, với những đóng góp lớn trên lĩnh vực sử học và nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn.

        Nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 80 của Giáo sư Phan Huy Lê, theo sáng kiến của Giáo sư Trần Văn Thọ - Đại học Waseda, Nhật Bản, một nhóm các nhà khoa học quốc tế gồm Giáo sư Trần Văn Thọ (Nhật Bản), Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc (Việt Nam) và Giáo sư Philippe Papin (Pháp) nhận đứng ra tổ chức bản thảo và phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật xuất bản cuốn sách Nhân cách sử học để mừng thượng thọ Giáo sư. Đồng nghiệp, bạn bè và các thế hệ học trò của Giáo sư Phan Huy Lê ở trong nước và quốc tế, trong đó có nhiều học giả nổi tiếng, đã dành nhiều thời gian và công sức hoàn thành các bài viết tâm đắc nhất như một món quà tinh thần gửi tặng Giáo sư Phan Huy Lê vào dịp này.

       Cuốn sách không giống như một ấn phẩm kỷ niệm thông thường vì số lượng những bài viết xúc cảm, ngợi ca sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu khoa học của Giáo sư Phan Huy Lê không nhiều, mà chủ yếu là các công trình khoa học trên nhiều lĩnh vực khác nhau của các nhà khoa học viết tặng Giáo sư. Đây là những công trình trực tiếp hay gián tiếp có liên quan đến các lĩnh vực chuyên môn mà Giáo sư Phan Huy Lê quan tâm và có nhiều cống hiến.

       Nội dung cuốn sách bao gồm 41 bài viết của 42 tác giả, trong đó có 11 bài của các nhà khoa học Việt Nam, 30 bài của các nhà khoa học quốc tế (bao gồm 5 nhà khoa học Việt Nam sống ở nước ngoài). Sau bài Giáo sư, Viện sĩ thông tấn, Nhà giáo nhân dân Phan Huy Lê giới thiệu và đánh giá tổng quát những cống hiến của ông là 20 bài viết thuộc về lĩnh vực sử học của các chuyên gia: Việt Nam, Pháp, Nhật Bản, Nga, Anh, Đức, Hà Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc; 13 bài viết thuộc về các lĩnh vực khảo cổ học, nhân học, kinh tế học, ngôn ngữ học, xã hội học, văn hóa học, văn học... của các chuyên gia: Nhật Bản, Pháp, Việt Nam, Ôxtrâylia, Canađa, Đan Mạch, Hà Lan. Bên cạnh đó là những dòng hồi tưởng, những kỷ niệm, cả sự đánh giá và ngưỡng mộ sự cống hiến của Giáo sư Phan Huy Lê của các chuyên gia: Hoa Kỳ, Ôxtrâylia, Nhật Bản, Pháp, Hà Lan, Hàn Quốc, Xingapo, Việt Nam. Các bài viết chủ yếu bằng tiếng Việt hay đã được dịch ra tiếng Việt, số còn lại là 11 bài viết bằng tiếng Anh và 3 bài viết bằng tiếng Pháp.

       Vì mỗi bài viết đều được xem như là một món quà kỷ niệm cho nên cuốn sách không bố cục thành các phần theo nội dung khoa học của từng bài viết, hay tổ hợp thành các phần theo ngôn ngữ các tác giả sử dụng, mà sau bài giới thiệu chung của Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc, thứ tự các bài viết được sắp xếp theo họ tên của tác giả. Phần cuối cuốn sách là Phụ lục tập hợp và giới thiệu 408 cuốn sách, bài báo và các công trình khoa học của Giáo sư Phan Huy Lê, hoặc do ông chủ biên, hay đồng tác giả, đã xuất bản bằng tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp và nhiều thứ tiếng khác ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, được xếp theo thứ tự thời gian, bắt đầu từ năm 1959 cho đến tháng 12-2013.

       Điều có thể dễ dàng nhận thấy cuốn sách là một tập hợp lỏng bao gồm nhiều tác giả của nhiều nước với các chuyên môn, phong cách thể hiện và ngôn ngữ không giống nhau, không bị gò theo một khuôn mẫu nhất định, nên khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nếu nhìn nhận theo quy chuẩn của một công trình học thuật.

       Trong tất cả các bài viết, dù là bài báo khoa học hay một bài thơ, một bức thư, một vài dòng cảm tưởng, được viết bằng tiếng Việt, tiếng Anh hay tiếng Pháp, tất cả đều là những tiếng nói trân trọng, khách quan và rất mực chân tình đối với sự nghiệp khoa học và đào tạo của Giáo sư Phan Huy Lê. Mỗi bài viết dù là ghi lại hồi ức, cảm tưởng hay các nghiên cứu khoa học chuyên sâu cũng đều trực tiếp hay gián tiếp ghi lại những kỷ niệm, tình cảm thân thiết và đề cao sự nghiệp, tính cách, bản lĩnh của Giáo sư Phan Huy Lê, mà phổ quát toàn bộ và bao trùm lên tất cả là nhân cách sử học Phan Huy Lê.

       Nhân cách sử học không chỉ là món quà tặng quý giá của hơn 40 học giả, mà còn là sự tri ân, tôn vinh và kỷ niệm thân thiết của đồng nghiệp, bạn bè và các thế hệ học trò ở trong nước và quốc tế đối với Giáo sư, Viện sĩ thông tấn, Nhà giáo nhân dân Phan Huy Lê.

    TS. Lưu Trần Luân 

    Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật

     

    Sản phẩm cùng loại

    Tác giả: Ban Liên lạc Cựu chiến binh Tiểu đoàn 59
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Ban Chỉ huy Quân sự huyện Cờ Đỏ (Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố Cần Thơ)
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ xã Nam Vân (Đảng bộ Thành phố Nam Định)
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ phường Nguyễn Trung Trực (Đảng bộ quận Ba Đình, thành phố Hà Nội)
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Hải Lăng (Đảng bộ tỉnh Quảng Trị)
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ thị trấn Cửa Tùng
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ phường Xuân Đài (Đảng bộ thị xã Sông Cầu)
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ phường Xuân Phú (Đảng bộ thị xã Sông Cầu)
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ xã Xuân Lâm (Đảng bộ thị xã Sông Cầu)
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ phường Xuân Yên (Đảng bộ thị xã Sông Cầu)
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ phường Xuân Thành (Đảng bộ thị xã Sông Cầu)
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ xã Xuân Bình (Đảng bộ thị xã Sông Cầu)
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ xã Vũ Lạc (Đảng bộ Thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình)
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ xã Hành Đức (Huyện ủy Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi)
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ xã KDang (Đảng bộ huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai)
    Giá tiền: Liên hệ