Nhiều hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành văn bản số 785/BVHTT&DL-TV về việc tổ chức hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2021.
Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Thư viện số 46/2019/QH14, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020, trong đó khoản 1 Điều 30 quy định ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam.
Nhằm triển khai thi hành quy định của Luật Thư viện vào thực tiễn cuộc sống, đồng thời tiếp tục xây dựng và phát huy giá trị của văn hóa đọc trong cộng đồng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành chỉ đạo hệ thống thư viện công cộng trên địa bàn trong đợt hoạt động chào mừng Ngày Sách Việt Nam lần thứ 8 năm 2021 căn cứ điều kiện thực tiễn xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động khuyến đọc đồng thời tổ chức tuyên truyền về giá trị, ý nghĩa, tinh thần của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2021 (theo tinh thần Luật Thư viện) nhằm xây dựng phát triển văn hóa đọc của người dân trên địa bàn.
Cụ thể tại Điều 30, văn hóa đọc sẽ được phát triển thông qua các hoạt động sau đây: Tổ chức hoạt động hình thành thói quen đọc trong gia đình, trường học, cơ quan, tổ chức trong phạm vi cả nước; Hướng dẫn phương pháp, kỹ năng đọc, khai thác tài nguyên thông tin cho trẻ em tại thư viện cơ sở giáo dục mầm non, thư viện cơ sở giáo dục phổ thông; Phát triển kỹ năng tìm kiếm, khai thác và sử dụng thông tin, mở rộng tri thức cho người sử dụng thư viện.
Đẩy mạnh liên thông giữa thư viện công cộng với thư viện khác trên địa bàn; truy cập và khai thác thông tin, tri thức từ thư viện số dùng chung thông qua thiết bị điện từ; sử dụng dịch vụ thư viện lưu động và luân chuyển tài nguyên thông tin.
Luật này nhấn mạnh, một trong những nhiệm vụ quan trọng của thư viện là phát triển văn hóa đọc và góp phần tạo môi trường học tập suốt đời cho nhân dân, xây dựng xã hội học tập, nâng cao dân trí, xây dựng con người Việt Nam toàn diện...
Ngoài ra, các đơn vị tổ chức truyền thông trực quan (băng rôn, pano...) hoặc trực tuyến nhằm tuyên truyền về giá trị, ý nghĩa, tinh thần của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2021.
Theo Báo điện tử Nhân dân
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- “Lịch sử Quân sự Việt Nam” - “Tập đại thành” về công cuộc giữ nước của dân tộc
- “Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc lịch sử”
- “Trở về trong giấc mơ” - đọc để cảm nhận lý tưởng sống cao đẹp, tình yêu lứa đôi trong sáng của người lính
- Một số vấn đề về đường lối quân sự, chiến lược quốc phòng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thời kỳ mới (Xuất bản lần thứ hai)
- “Người bạn đường du lịch văn hóa Hội An”
- Đọc “Sa Pa giữa trời mây trắng” để khám phá vẻ đẹp kỳ lạ của “thành phố trong sương”
- Viết về Điện Biên Phủ
- Nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam qua các tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Xuất bản sách “Văn hóa phải soi đường quốc dân đi” nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân
- Người trẻ có sợ trách nhiệm
- Khắc họa chân dung nhà báo cách mạng qua “Chứng nhân lịch sử”