Phản biện xã hội trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Sách chuyên khảo)

Phản biện xã hội trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Sách chuyên khảo)
Tác giả: TS. Lê Thị Thiều Hoa
Số trang: 244 trang
Giá tiền: 113.000 đ
Xuất bản: 8/2023
  • Thông tin sách
  • Bình luận
  • Phản biện xã hội là một hình thức biểu hiện của quyền tự do ngôn luận - nguyên tắc đảm bảo cho một cá nhân hay một cộng đồng quyền bày tỏ rõ ràng quan điểm và ý kiến của mình mà không sợ bị trả thù, kiểm duyệt, hay trừng phạt pháp lý. Đây được xem là một trong những thước đo thể hiện mức độ dân chủ. Nhiều quốc gia đã ghi nhận quyền tự do ngôn luận trong hiến pháp. Ở Việt Nam, phản biện xã hội được thể hiện dưới hình thức đóng góp ý kiến, phê bình, kiến nghị của nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội đối với Đảng và Nhà nước về các vấn đề quốc kế, dân sinh, là một trong những biện pháp để mở rộng dân chủ và tạo ra sự đồng thuận cao trong xã hội. Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng ý kiến đóng góp của các tầng lớp nhân dân đối với việc hoạch định đường lối, chính sách. Hiện nay, vấn đề này càng được đặc biệt chú trọng và quan tâm nhằm huy động sức mạnh trí tuệ của đông đảo nhân dân vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.

    Thuật ngữ phản biện xã hội chính thức được Đảng ta đưa ra trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Từ đó đến nay, nội hàm của khái niệm phản biện xã hội cùng với hình thức biểu hiện của nó trong thực tiễn đời sống chính trị - xã hội từng bước được bổ sung, hoàn thiện, thể chế hóa trong một số văn bản quy phạm pháp luật… Tuy nhiên, thể chế về phản biện xã hội vẫn chưa thực sự đầy đủ và còn hạn chế cả về nội dung cũng như hình thức pháp lý, hoạt động phản biện xã hội vẫn còn hình thức.

    Cuốn sách chuyên khảo Phản biện xã hội trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của TS. Lê Thị Thiều Hoa đi sâu phân tích lý luận và thực trạng về phản biện xã hội trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền tại Việt Nam; đưa ra một số quan điểm, giải pháp bảo đảm thực hiện vai trò của phản biện xã hội nhằm tăng cường vai trò của chủ thể lãnh đạo, quản lý, hoàn thiện thể chế và hiệu quả tổ chức thực hiện phản biện xã hội…; đồng thời gợi ý, đề xuất một số nội dung nhằm tạo ra môi trường tự do ngôn luận, hình thành văn hóa tranh luận trong xã hội.

    Cuốn sách là tài liệu hữu ích, phục vụ quá trình triển khai thực hiện Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế pháp luật liên quan đến quyền dân chủ của công dân cũng như hoạt động nghiên cứu, giảng dạy.

    Sản phẩm cùng loại

    Tác giả: TS. Nguyễn Thị Dung (Chủ biên)
    Giá tiền: 138.000 đ
    Tác giả: Quốc hội
    Giá tiền: 28.000 đ
    Tác giả: Nguyễn Hùng Anh (Chủ biên) - Cục Điều tra chống buôn lậu
    Giá tiền: 44.000 đ
    Tác giả: Luật sư Quách Minh Trí (Chủ biên)
    Giá tiền: 272.000 đ
    Tác giả: TS. Luật sư Trương Hồng Quang (Chủ biên); ThS. Đỗ Thị Minh Thu
    Giá tiền: 162.000 đ
    Tác giả: Quốc hội
    Giá tiền: 29.000 đ
    Tác giả: Quốc hội
    Giá tiền: 28.000 đ
    Tác giả: Quốc hội
    Giá tiền: 24.000 đ
    Tác giả: Quốc hội
    Giá tiền: 93.000 đ
    Tác giả: PGS.TS.GVCC. Phan Trung Hiền
    Giá tiền: 73.000 đ
    Tác giả: Luật sư Phạm Thanh Hữu
    Giá tiền: 66.000 đ
    Tác giả: Quốc hội
    Giá tiền: 68.000 đ