Ra mắt Dự án sách hay dành cho học sinh tiểu học
Ngày 13-12-2018, Hội Xuất bản Việt Nam - văn phòng đại diện phía Nam tại TPHCM đã giới thiệu Dự án Sách hay dành cho học sinh tiểu học, như một sự quan tâm dành cho những dự án cộng đồng về sách.
Từ bức thư với 8 thỉnh cầu do cô giáo Hoàng Thị Thu Hiền (cựu giáo viên Trường Quốc học Huế, Trường chuyên Lê Hồng Phong, TPHCM) gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Phùng Xuân Nhạ vào tháng 5-2016, Dự án Sách hay dành cho học sinh tiểu học chính thức ra đời vào tháng 10-2016. Ngoài mong muốn lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng mà bắt đầu từ lứa tuổi học sinh tiểu học, dự án cũng thể hiện nỗi trăn trở vì sự phát triển văn hóa đất nước, khát khao thế hệ trẻ trưởng thành, hướng thiện để sống tốt hơn - giống như một sự đầu tư cho tương lai.
Sau 2 năm, dự án đã trao tặng 228.730 đầu sách và tạp chí đến 795 trường tiểu học của 41 huyện trong cả nước. Một điều đáng ghi nhận ở dự án chính là việc lựa chọn đầu sách cho các em rất kỹ lưỡng và phù hợp. Người sáng lập dự án - cô giáo Hoàng Thị Thu Hiền, chia sẻ: “Chúng tôi chọn sách dạy kỹ năng sống, giúp các em sẽ có thêm những người bạn lớn từ sách danh nhân, giúp các em hiểu về lịch sử - truyện tranh lịch sử Việt Nam và thế giới. Ngoài ra còn có tủ sách văn học dành cho học sinh tiểu học với những tác phẩm nổi tiếng đã được lưu truyền”.
Theo ông Lê Hoàng, Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, so với các nước trên thế giới, sức đọc, thói quen đọc sách của người Việt rất thấp. Việc thành lập dự án trên góp phần “lội ngược dòng” để hình thành nên sức đọc cao hơn cho người dân Việt Nam. Ông Lê Hoàng dành tình cảm cho nghĩa cử, tính thiện nguyện trong việc góp phần nâng cao sức đọc cho người Việt Nam từ những dự án như trên. Tuy vậy, Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam cũng chỉ ra một hạn chế của các dự án hiện này: “Hoạt động của các dự án còn mang tính tự phát là chính. Do vậy, việc vận động tặng sách cũng là xin được sách gì mang về tặng sách đó. Chính nguồn sách này gây nên một sự khó khăn cho nơi thụ hưởng. Đó là không biết xử lý như thế nào, vì có những cuốn sách không phù hợp về chất lượng, nội dung cũng như thể loại với lứa tuổi của các em”.
Ông Lê Hoàng nói thêm: “Nghĩa cử của hoạt động này rất tốt đẹp, nhưng “của cho và cách cho” cũng rất quan trọng. Làm sao để kết quả mang lại vừa hiệu quả vừa thiết thực cho trẻ em ở những nơi thụ hưởng. Điều đó mới thực sự góp phần thúc đẩy thói quen đọc sách ở các em”.
HỒ SƠN
Theo SGGP.VN
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- “Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc lịch sử”
- “Trở về trong giấc mơ” - đọc để cảm nhận lý tưởng sống cao đẹp, tình yêu lứa đôi trong sáng của người lính
- Một số vấn đề về đường lối quân sự, chiến lược quốc phòng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thời kỳ mới (Xuất bản lần thứ hai)
- “Người bạn đường du lịch văn hóa Hội An”
- Đọc “Sa Pa giữa trời mây trắng” để khám phá vẻ đẹp kỳ lạ của “thành phố trong sương”
- Viết về Điện Biên Phủ
- Nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam qua các tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Xuất bản sách “Văn hóa phải soi đường quốc dân đi” nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân
- Người trẻ có sợ trách nhiệm
- Khắc họa chân dung nhà báo cách mạng qua “Chứng nhân lịch sử”
- “Nguyễn Hoàng - Người mở cõi”: Nguồn tư liệu mới nghiên cứu đầy đủ về vị Chúa Tiên - vị chúa Nguyễn đầu tiên