Sách lý luận, chính trị, pháp luật trong hệ thống thư viện công cộng nhà nước

Ngày đăng: 18/10/2013 - 16:10

Hệ thống thư viện công cộng có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao dân trí, phát triển văn hóa đọc cho toàn dân. Cung cấp đầy đủ sách, báo cho thư viện công cộng, đặc biệt là sách lý luận, chính trị, pháp luật, phục vụ tốt nhu cầu của bạn đọc là trách nhiệm của ngành xuất bản, văn hóa - thông tin.

TS. Nguy n Duy Hùng Giám   c - TBT NXBCTQG-ST gi i thi u sách c a NXB v i ông Nguy n Thành Công Giám   c Công ty Phát hành BCTW

TS. Nguyễn Duy Hùng, Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật

giới thiệu sách của Nhà xuất bản

    Ngày 27-1-2003, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 20-CT/TW về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xuất bản, phát hành sách lý luận, chính trị trong tình hình mới. Tiếp đó, ngày 25-8-2004, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 42-CT/TW về nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản nhằm từng bước xây dựng và phát triển một xã hội học tập, xây dựng môi trường văn hoá đọc trong các tầng lớp nhân dân. Chỉ thị nêu rõ, cần “Chú trọng mảng sách về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”, “Xây dựng quy chế quan hệ giữa xuất bản, phát hành xuất bản phẩm và hệ thống thư viện: Nhà nước có chính sách tăng nguồn kinh phí mua sách cho các thư viện, đảm bảo thư viện trở thành trung tâm bồi dưỡng và phát triển nhu cầu văn hóa đọc của quần chúng, góp phần tăng lượng bản in cho các nhà xuất bản”1.

   Như vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào giải quyết tốt mối quan hệ giữa Nhà xuất bản (bên cung) và hệ thống thư viện công cộng (bên cầu) sách lý luận, chính trị và pháp luật trong thị trường sách đa dạng, phong phú và không kém phần khó khăn, phức tạp hiện nay?

        Về phía Nhà xuất bản (bên cung)

   Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, trong 10 năm qua, công tác xuất bản sách lý luận, chính trị của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật đã có nhiều chuyển biến mới, bắt nhịp được với thực tiễn đất nước và xu thế phát triển của thời đại. Nội dung các ấn phẩm luôn bảo đảm chất lượng, phản ánh sát với thực tế cuộc sống; có tác dụng tích cực trong việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; góp phần tích cực vào phong trào xây dựng đời sống văn hoá, đạo đức, lối sống lành mạnh ở cơ quan, đơn vị, trường học, khu dân cư và mỗi gia đình. Số lượng các loại hình ấn phẩm xuất bản tăng nhanh, đa dạng, phong phú hơn, số đầu sách, bản in tăng, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của bạn đọc; hình thức trình bày đẹp, hấp dẫn hơn; phương thức phát hành các xuất bản phẩm liên tục được cải tiến. Bên cạnh các bộ sách kinh điển, lý luận, sách văn kiện của Đảng và Nhà nước, Nhà xuất bản đã chú trọng xuất bản những cuốn sách mỏng, mang tính phổ thông, phù hợp với trình độ đại đa số cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân ở cơ sở, như loại sách hỏi - đáp về pháp luật, chính sách kinh tế - xã hội, loại sách hướng dẫn kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ ở cơ sở, xây dựng đời sống văn hóa, phòng chống tệ nạn xã hội... Để hỗ trợ cho bạn đọc nắm bắt được nội dung cơ bản các ấn phẩm, Nhà xuất bản đã cho ra đời Tạp chí Nhịp cầu Tri thức. Mặc dù nội dung chưa phong phú như mong muốn, nhưng Tạp chí thực sự đang trở thành cầu nối giữa Nhà xuất bản và bạn đọc thuộc hệ thống thư viện công cộng, thư viện chuyên ngành. Nhà xuất bản đã phối hợp với Thư viện Quốc gia và một số thư viện tỉnh, thành phố như Phú Thọ, Thái Nguyên, Cần Thơ, Đắk Lắk… tổ chức tuyên truyền, giới thiệu sách nhân các sự kiện chính trị lớn: kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tuyên truyền các đợt “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” hoặc tuyên truyền cho Đề án trang bị sách cho xã, phường, thị trấn... Hằng năm, Nhà xuất bản còn cung cấp cho hệ thống thư viện trong cả nước (739 thư viện) hàng chục đầu sách theo chế độ sách Trung ương đặt hàng.

   Số sách Trung ương đặt hàng do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật cấp cho hệ thống thư viện công cộng

Năm

 

2010

 

2011

 

2012

 

6-2013

 

Số đầu sách

thực hiện (cuốn)

66

 

39

 

44

 

24

 

Số thư viện,

tỉnh, huyện

739

 

739

 

739

 

739

 

Số bản sách cấp cho

hệ thống thư viện

công cộng (cuốn)

48.774

 

28.821

 

32.516

 

17.736

 

   Nhằm góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cấp xã, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước và nâng cao dân trí cho các tầng lớp nhân dân ở cơ sở; sau khi sơ kết việc thực hiện thí điểm Đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn trong năm 2009-2010, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có chủ trương thực hiện Đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn trong cả nước. Kể từ khi thực hiện thí điểm (năm 2009) đến nay đã có 161 đầu sách với hơn 3,6 triệu bản của Đề án cung cấp cho tất cả 11.138 xã, phường, thị trấn của 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Riêng năm 2012, Đề án đã tổ chức xuất bản 86 tên sách và 1 DVD-ROM với 2,25 triệu bản in; năm 2013 dự kiến sẽ xuất bản khoảng 100 đầu sách trang bị cho xã, phường, thị trấn. Sách trong Đề án được biên soạn phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của cơ sở; nội dung sách ngắn gọn, súc tích, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận dụng; ít tính lý luận, hàn lâm, có nhiều ví dụ thực tiễn cụ thể; hình thức biên soạn chủ yếu là sách cẩm nang, hướng dẫn kỹ năng, nghiệp vụ, sách hỏi - đáp.

     Về phía hệ thống thư viện công cộng (bên cầu)

   Sách lý luận, chính trị, pháp luật tại các thư viện công cộng là một kênh quan trọng nhằm tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hệ thống thư viện công cộng nhà nước là nơi tiêu thụ khá lớn sản phẩm xuất bản bởi nó được tổ chức, hoạt động trên phạm vi toàn quốc từ trung ương đến cơ sở. Đối tượng phục vụ của hệ thống thư viện công cộng hết sức phong phú, đa dạng, nhiều thành phần, lứa tuổi, trình độ, nhu cầu đọc khác nhau. Ngoài Thư viện Quốc gia, cả nước hiện có 63 thư viện tỉnh, thành phố, hơn 600 thư viện cấp quận, huyện và hơn 6.000 thư viện, phòng đọc sách ở các xã, phường, thôn, bản. Gắn kết với hệ thống thư viện công cộng còn có hơn 11.000 tủ sách pháp luật và tủ sách lý luận, chính trị. Như vậy, hệ thống thư viện công cộng là thị trường rộng lớn của sách lý luận, chính trị. Qua thực tế khảo sát việc thực hiện Chỉ thị 20 của Ban Bí thư tại các địa phương cho thấy, các thư viện nhìn chung đều thực hiện nghiêm túc việc dành 10% kinh phí mua sách được cấp để mua sách lý luận, chính trị, pháp luật theo Quyết định số 50/2003/QĐ-BVHTT của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Song, thống kê tình hình tiêu thụ sách của các thư viện công cộng nhà nước tại Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, nơi cung cấp chủ yếu sách lý luận, chính trị thì từ năm 2010 đến hết tháng 8-2013 lại cho thấy bức tranh của các thư viện công cộng nhà nước có nhiều bất cập.

   Các thư viện công cộng các tỉnh phía Bắc mua sách của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật (2010-2013)

STT

 

Tên thư viện

 

Số tiền mua sách trong năm (ĐV: đồng)

 

2010

 

2011

 

2012

 

Đến 8-2013

 

1

 

Thư việntỉnh

Lạng Sơn

   8.032.000

 

-

 

-

 

-

 

2

 

Thư viện

TP. Hà Nội

38.800.000

 

49.900.000

 

68.600.000

 

46.200.000

 

3

 

Thư viện Phú Thọ

 

  6.700.000

 

10.600.000

 

22.800.000

 

-

 

4

 

Thư viện Quân đội

 

148.800.000

 

164.000.000

 

229.800.000

 

293.800.000

 

5

 

Thư viện Hưng Yên

 

28.600.000

 

20.900.000

 

12.000.000

 

15.500.000

 

6

 

Thư viện Quảng Ninh

 

30.600.000

 

-

 

-

 

19.000.000

 

7

 

Thư viện

Bắc Giang

   8.800.000

 

   6.800.000

 

12.200.000

 

-

 

8

 

Thư viện

Hải Dương

   2.300.000

 

-

 

-

 

-

 

9

 

Thư viện Vĩnh Phúc

 

35.000.000

 

-

 

15.000.000

 

-

 

10

 

Thư viện Thái Bình

 

-

 

14.900.000

 

   2.400.000

 

-

 

Tổng doanh thu

 

307.632.000

 

267.100.000

 

362.800.000

 

374.500.000

 

    Ngay tại Thủ đô Hà Nội, trung tâm chính trị, văn hóa của cả nước thì theo báo cáo của Thư viện Hà Nội, với kinh phí 1,4 tỷ đồng mua sách năm 2012, trong đó 35% dành cho sách lý luận, chính trị, tức là khoảng 500 triệu đồng, thì sách lý luận, chính trị của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật cũng chỉ có hơn 75 triệu đồng với 1.482 cuốn sách (bằng 15% tổng kinh phí dành cho sách lý luận, chính trị).

   Đặc biệt đáng suy nghĩ là suốt gần 4 năm qua, Thư viện Quốc gia không mua sách của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật. Vậy nguồn sách lý luận, chính trị cho thư viện lớn nhất nước là từ đâu?

   Các thư viện công cộng các tỉnh Bắc Trung Bộ mua sách của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật (2010-2013)

STT

 

Tên thư viện

 

2010

 

2011

 

2012

 

Đến 8-2013

 

1

 

Thư viện

Thanh Hóa

16.300.000

 

25.700.000

 

30.400.000

 

8.500.000

 

2

 

Thư viện

Nghệ An

10.900.000

 

11.900.000

 

23.400.000

 

14.600.000

 

3

 

Thư viện

Hà Tĩnh

-

 

33.300.000

 

26.800.000

 

35.000.000

 

4

 

Thư viện

Tổng hợp

Quảng Trị

14.616.000

 

29.671.850

 

7.459.000

 

16.800.000

 

5

 

Thư viện

Tổng hợp

Thừa Thiên Huế

26.595.000

 

34.738.000

 

33.000.000

 

25.322.000

 

Tổng doanh thu

 

68.411.000

 

135.309.850

 

212.059.000

 

100.222.000

 

 

   Tiêu thụ phát hành sách thấp nhất là Thư viện Tổng hợp Quảng Bình, do trong 5 năm gần đây ngoài ngân sách cấp cho lương, hành chính, ngân sách dành cho nghiệp vụ (mua sách, báo...) gần như không có; trụ sở hoạt động tạm bợ, đã có quy hoạch nhưng vẫn còn chờ xây mới. Tại khu vực Đà Nẵng không có thư viện nào mua sách của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật.

   Các thư viện công cộng các tỉnh Nam Trung Bộ mua sách của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật (2010-2013)

STT

 

Năm

 

Số lượng

thư viện tỉnh

Số lượng

thư viện huyện

Doanh thu

 

1

 

2010

 

5

 

4

 

41.696.790

 

2

 

2011

 

4

 

7

 

19.715280

 

3

 

2012

 

3

 

2

 

8.541.080

 

4

 

8 tháng

đầu năm 2013

 

4

 

5

 

16.499.820

    Các tỉnh: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Lắk, Đắc Nông, Lâm Đồng, hai năm trở lại đây kinh phí bổ sung sách cho các thư viện bị cắt giảm rất nhiều, có đơn vị chỉ đủ tiền bổ sung báo. Các thư viện huyện hoạt động cầm chừng, kinh phí chỉ đủ phục vụ cho hoạt động thường xuyên, sách bổ sung chủ yếu do thư viện tỉnh luân chuyển xuống, sách do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật cấp phát theo chế độ sách Trung ương đặt hàng.

   Các thư viện công cộng các tỉnh Tây Nam Bộ mua sách của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật (2010-2013)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

STT

 

Tên thư viện

 

2010-2011

 

2012-2013

 

1

 

Thư viện thành phố

Cần Thơ

210.000

 

12.720.000

 

2

 

Thư viện tỉnh Trà Vinh

 

440.000

 

24.28.500

 

3

 

Thư viện huyện Vị Thủy -

tỉnh Hậu Giang

24.053.100

 

2.290.000

 

4

 

Thư viện quận Ninh Kiều

TP. Cần Thơ

8.992.500

 

Tổng doanh thu

 

24.703.000

 

48.131.000

 

   Khu vực các tỉnh Đông Nam Bộ, không có thư viện nào trực tiếp mua sách của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật. Song, trên thực tế, một số thư viện các tỉnh lấy sách của Nhà xuất bản thông qua các công ty trung gian (như Công ty Thăng Long, Công ty Tràng An và một số công ty khác).

   Các bảng số liệu trên cho thấy, số lượng thư viện mua sách lý luận, chính trị, pháp luật của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật rất ít (so với gần 7.000 thư viện công cộng nhà nước kể trên) và có mua cũng chỉ với một tỷ lệ cầm chừng nhất định, hoặc mua thông qua các công ty trung gian thuộc các thành phần kinh tế (điều này rất khó kiểm soát được nguồn sách chính thống hay không), còn chủ yếu mua từ các nguồn khác. Có một thực tế ai cũng biết, phần sách này luôn được chiết khấu cao từ 50-70%, trong khi đó, mức chiết khấu cao nhất của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật cũng chỉ cho phép 35%, bên cạnh đó còn có những chính sách khuyến mại hấp dẫn. Vậy chất lượng các sách bổ sung đó ra sao? Ai là người kiểm duyệt và định hướng nội dung cho phần sách này? Đã đến lúc cần có một cuộc khảo sát thật chi tiết cơ cấu các sách bổ sung của hệ thống thư viện để đánh giá chính xác hiệu quả đầu tư của Đảng và Nhà nước cho lĩnh vực này.

  Một số giải pháp

  Trên cơ sở phân tích sự nỗ lực từ phía Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật trong việc đầu tư các nguồn lực để xuất bản những bộ sách có giá trị nhằm chuyển tải đến người đọc và sự đón nhận chưa thực sự mặn mà từ phía các thư viện công cộng, chúng tôi xin nêu ra một số giải pháp nhằm khắc phục sự bất cập trên như sau:

  1. Cần quy hoạch lại các cơ quan quản lý nhà nước cho thống nhất đầu mối và thống nhất sự chỉ đạo đối với các nhà xuất bản và hệ thống thư viện nói chung trong đó có hệ thống thư viện công cộng để có thể thống nhất giữa đầu vào của hệ thống thư viện công cộng với đầu ra của các nhà xuất bản có xuất bản sách lý luận, chính trị, pháp luật.

  2. Quy hoạch lại hệ thống các nhà xuất bản, các cơ sở phát hành sách lý luận, chính trị để tránh chồng chéo chức năng, dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh, lãng phí nguồn lực xã hội.

  3. Cần giao cho cơ quan quản lý nhà nước (Vụ Thư viện - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) chức năng định hướng lựa chọn đề tài nội dung sách lý luận, chính trị cho hệ thống thư viện bổ sung hằng năm; hướng dẫn chi tiết việc thực hiện Quyết định số 50/2003/QĐ-BVHTT ngày 22-8-2003 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin về việc quy định mức kinh phí mua sách lý luận, chính trị của hệ thống thư viện. Trong đó nêu rõ: với tỷ lệ 10% theo quy định, sẽ phải mua sách ở nhà xuất bản nào. Trên cơ sở đó các thư viện tăng cường, làm tốt công tác bổ sung sách, báo, xây dựng kho sách ngày càng phong phú với phương châm bám sát nhu cầu bạn đọc, bổ sung kịp thời các loại sách lý luận, chính trị, pháp luật và những sách có tác dụng tốt với việc xây dựng con người mới, với việc phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, xóa đói, giảm nghèo ở địa phương.

  4. Các thư viện công cộng cả nước, trước hết cần phối hợp với địa phương làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá sách lý luận, chính trị và pháp luật. Thường xuyên kết hợp với các ngành chức năng, các địa phương tổ chức các cuộc triển lãm, trưng bày sách với quy mô khác nhau (triển lãm chuyên đề, triển lãm phục vụ các sự kiện chính trị lớn của đất nước…). Đặc biệt ưu tiên các huyện, xã vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số mà đồng bào ít có điều kiện tiếp cận với sách báo.

   5. Các nhà xuất bản chủ động phối hợp với thư viện các tỉnh, thành để triển lãm sách chuyên đề về lý luận, chính trị, tư tưởng Hồ Chí Minh và tặng sách cho đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn; tham gia và đóng góp ý kiến tại các hội nghị, hội thảo ngành văn hóa nói chung và thư viện nói riêng liên quan đến lĩnh vực này.

  6. Các nhà xuất bản đầu tư xây dựng đội ngũ báo cáo viên và phân công các bộ phận chức năng phối hợp với ngành thư viện tổ chức các buổi nói chuyện, giới thiệu sách chuyên đề tại các thư viện tỉnh, huyện. Đây cũng là một trong những hoạt động tuyên truyền sách thường xuyên của ngành thư viện.

  7. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật tiếp tục xây dựng và triển khai thực hiện các đề án sách nhằm cung cấp nhiều hơn nữa cho hệ thống thư viện các sách có giá trị lý luận và thực tiễn cao. Phấn đấu hạ giá thành ấn phẩm trên cơ sở có sự ủng hộ của hệ thống thư viện đặt sách từ đầu năm kế hoạch. Nhà xuất bản rà soát, xem xét điều chỉnh linh hoạt, hợp lý hơn mức phí phát hành đối với hệ thống thư viện sao cho khuyến khích được các đơn vị gắn bó lâu dài và có hiệu quả với Nhà xuất bản.

   8. Để duy trì văn hóa đọc cho toàn dân, các ngành, các cấp, các cơ quan làm công tác tư tưởng, văn hóa cần nỗ lực thực hiện Chiến lược quốc gia về phát triển văn hóa đọc, xây dựng thói quen đọc sách báo trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Tạo lập thói quen đọc sách của toàn xã hội ngay từ lứa tuổi nhỏ đến các lứa tuổi tiếp theo, từ trong các gia đình - đến nhà trường - xã hội.

 

TS. Nguyễn Duy Hùng

Giám đốc - Tổng Biên tập

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật

 

***

1. Chỉ thị số 42-CT/TW, ngày 25-8-2004 của Ban Bí thư về nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản.

 

Bình luận

Bài viết liên quan | Xem tất cả