Tác giả: PGS. TS. Lê Quốc Lý, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Số trang: 544 trang
Giá tiền: 85.000đ
Giáo trình Chính sách tiền tệ - lý thuyết và thực tiễn gồm bốn chương, cung cấp những kiến thức cơ bản cần thiết đối với học viên cao học:
- Chương I: Trình bày những nội dung cơ bản về Ngân hàng Trung ương nói chung với chức năng, mô hình hoạt động của nó và Ngân hàng Trung ương của một số quốc gia như Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED), Ngân hàng Trung ương Anh, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) hay còn gọi là Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBC) và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Chương II: Trình bày lý thuyết về cung - cầu tiền, trong đó giới thiệu khái niệm, thước đo cung tiền tệ, những biến động của lượng cung tiền tệ. Chương này cũng giới thiệu sâu về những tác động của cung tiền tệ đến các biến số kinh tế vĩ mô quan trọng như: lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái, tăng trưởng kinh tế. Lý thuyết về cầu tiền tệ được trình bày đầy đủ, súc tích từ các lý thuyết cổ điển, lý thuyết ưa thích tiền mặt của Keynes, lý thuyết của Baumol - Toubin về cầu tiền và học thuyết số lượng tiền tệ hiện đại của Milton Friedman. Đặc biệt, hoạt động của thị trường tiền tệ được trình bày, giới thiệu đầy đủ từ vị trí, chức năng đến cấu trúc và hoạt động của thị trường tiền tệ.
- Chương III: Trình bày về chính sách tiền tệ, từ khái niệm, mục tiêu đến nội hàm, công cụ của nó. Chương này cũng trình bày về hoạch định chính sách tiền tệ, từ mục tiêu kinh tế vĩ mô, mục tiêu chính sách tiền tệ đến cơ sở hoạch định chính sách tiền tệ và sự phối hợp chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa. Nội dung điều hành chính sách tiền tệ được trình bày ngắn gọn, rõ ràng nhằm giúp học viên nắm bắt nhanh những vấn đề cần triển khai trong thực tế.
- Chương IV: Trình bày chính sách tiền tệ ở một số quốc gia, như Mỹ, Canađa, Ôxtrâylia, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc. Việc điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam được trình bày khá đầy đủ nhằm bảo đảm cho học viên có điều kiện nắm vững việc điều hành chính sách tiền tệ trong thực tế của Việt Nam nhằm củng cố kiến thức lý thuyết, đồng thời giúp họ có thể so sánh với chính sách tiền tệ của các nước, để khi ra thực tế có thể vận dụng ngay vào quản lý và điều hành chính sách tiền tệ được đúng đắn và hiệu quả.