Cuốn sách bước đầu hệ thống, phân tích và chứng minh dư luận xã hội như là đối tượng và công cụ của hoạt động lãnh đạo, quản lý, đồng thời xem xét nhu cầu và khả năng nắm bắt, sử dụng dư luận xã hội của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp, các ngành, từ đó xác định một số giải pháp nhằm thúc đẩy dư luận xã hội trở thành một công cụ, một phương thức hữu ích trong hoạt động lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam trong thời gian tới.
Cuốn sách được kết cấu thành bốn chương:
Chương I: Một số vấn đề lý luận về dư luận xã hội trong lãnh đạo, quản lý;
Chương II: Thực trạng nắm bắt, nhu cầu và khả năng sử dụng dư luận xã hội trong lãnh đạo, quản lý;
Chương III: Vai trò của dư luận xã hội trong phòng, chống tham nhũng;
Chương IV: Các nhân tố tác động và giải pháp phát huy vai trò của dư luận xã hội trong lãnh đạo quản lý.