Nội dung cuốn sách được biên soạn trên cơ sở các bài giảng "Kỹ thuật lập trình trong trắc địa". Cuốn sách gồm 3 chương:
Chương 1: Ngôn ngữ lập trình xử lý các bài toán trắc địa;
Chương 2: Kỹ thuật lập trình hệ thống đồ họa trong trắc địa ứng dụng;
Chương 3: Kỹ thuật xử lý số liệu đo chi tiết.
Cuốn sách tập trung trình bày những vấn đề liên quan đến việc xây dựng một hệ thống đồ họa độc lập đơn giản với các tính năng được mô phỏng như Autocad, có khả năng quản lý, hiển thị các đối tượng đồ họa cơ bản thường được sử dụng khi biên tập bản đồ số; có khả năng nhập xuất các dữ liệu đo trực tiếp ngoài thực địa theo phương pháp toàn đạc bằng các máy quang cơ cũng như toàn đạc điện tử; nhập xuất các đối tượng đồ họa theo khuôn dạng Autocad R12 DXF.
Cuốn sách là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn đọc quan tâm tới ứng dụng công nghệ vào ngành trắc địa, nhất là các sinh viên đang học tập chuyên ngành trắc địa tại các trường đại học, cao đẳng.