Nội dung cuốn sách trình bày các vấn đề lý luận cơ bản của tư pháp quốc tế theo hướng đã được chấp nhận rộng rãi trên thế giới. Đồng thời tác giả cũng tập trung trình bày những nội dung cơ bản của tư pháp quốc tế Việt Nam. Đặc biệt trong cuốn sách này tác giả đã nghiên cứu kinh nghiệm lập pháp của các nước trên thế giới, từ đó giúp cho việc so sánh, đối chiếu những kết quả nghiên cứu cũng như quy định pháp luật của tư pháp quốc tế Việt Nam với các điều ước quốc tế đa phương và tư pháp quốc tế các nước phát triển được rõ ràng và hiểu quả hơn.
Kết cấu cuốn sách gồm 11 chương:
- Chương 1: Lý luận chung về tư pháp quốc tế;
- Chương 2: Nguồn gốc và cá loại quy phạm pháp luật của tư pháp quốc tế;
- Chương 3: Chủ thể của tư pháp quốc tế;
- Chương 4: Giải quyết xung đột thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế;
- Chương 5: Giải quyết xung đột pháp luật;
- Chương 6: Tố tụng dân sự quốc tế;
- Chương 7: Quan hệ sở hữu trong tư pháp quốc tế;
- Chương 8: Quan hệ thừa kế trong tư pháp quốc tế;
- Chương 9: Quan hệ hôn nhân và gia đình trong tư pháp quốc tế;
- Chương 10: Quan hệ lao động trong tư pháp quốc tế;
- Chương 11: Quan hệ hợp đồng trong tư pháp quốc tế.