Cuốn sách vẽ lên một bức tranh toàn cảnh chi tiết của nền kinh tế chính trị đằng sau sự chuyển hoá của Hàn Quốc trong kỷ nguyên Park Chung Hee.
Nội dung cuốn sách được kết cấu thành 5 phần, trong đó:
Phần 1: “Sinh ra trong khủng hoảng” (Born in Crisis) nói về cuộc đảo chính và chính quyền quân sự của Park Chung Hee.
Phần 2: “Chính trị” (Politics) tập trung vào những ý tưởng của Park Chung Hee và nền tảng chính trị của ông.
Phần 3: "Kinh tế và Xã hội" (Economy and Society) phân tích sự phát triển về kinh tế, xã hội nông thôn, và các Chaeya (Trí thức chống đối - dissident intelligentsia).
Phần 4: "Quan hệ quốc tế" (International Relations) thảo luận về quan hệ Mỹ-Hàn trong bối cảnh của cuộc Chiến tranh Việt Nam với “vụ tai tiếng Koreagate”, chương trình hạt nhân, và Bình thường hoá quan hệ Hàn-Nhật (Korea-Japan Normalization).
Phần 5: “So sánh toàn cảnh" (Comparative Perspective) tập trung vào việc so sánh Park Chung Hee và thành quả của ông với ba nhà "kiến tạo" cùng thời Mustafa Kemal Ataturk, Lý Quang Diệu, Đặng Tiểu Bình...