Luật Thi hành án dân sự được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 14/11/2008, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2009, quy định nguyên tắc, trình tự, thủ tục thi hành bản án, quyết định dân sự, hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, áp phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự, phần tài sản trong bản án, quyết định hành chính của Tòa án… Ngày 25/11/2014, Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 8 đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự năm 2014.
Ngày 12/6/2018, Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 5 đã thông qua Luật Cạnh tranh, trong đó có nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Thi hành án dân sự năm 2008.
Ngày 13/11/2020 kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV thông qua Luật Xử lý vi phạm hành chính, trong đó có nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Thi hành án dân sự năm 2008.
Ngày 11/01/2022, tại kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự, trong đó có nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Thi hành án dân sự năm 2008.
Cuốn sách Luật Thi hành án dân sự (hiện hành) (sửa đổi, bổ sung năm 2014, 2018, 2020, 2022 giới thiệu toàn văn Luật Thi hành án dân sự được hợp nhất từ 05 văn bản luật nêu trên, cung cấp cho bạn đọc, nhà nghiên cứu, sinh viên, cán bộ công tác trong các cơ quan thi hành án dân sự, thừa phát lại… một văn bản luật hoàn chỉnh, thuận tiện trong việc tra cứu và áp dụng.