Tác giả: Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên - Huế, Viện Văn học Việt Nam
Số trang: 460 trang
Giá tiền: 11.000đ
Công Nữ Đồng Canh, sinh năm Tân Tỵ (1881), tự là Quý Lương, bút danh Đạm Phương nữ sử, bố là Miên Triện, Hoàng tử thứ 66 của vua Minh Mạng. Tuy sinh ra trong bối cảnh đất nước bị thực dân Pháp đô hộ nhưng bà vẫn được thừa hưởng đặc quyền, đặc lợi của hoàng tộc và lối giáo dục truyền thống công - dung - ngôn - hạnh... làm tiền đề vững chắc để khi lớn lên vào đời bằng thực lực của chính mình. Bà là một nhà báo, một nhà văn, một người am hiểu văn hóa dân tộc, thông thạo nhiều ngoại ngữ, từ bỏ tư tưởng xuất thân phong kiến để đứng vào hàng ngũ những người trí thức tiến bộ của thời đại. Bà đã vận dụng tư tưởng tiến bộ của thời đại vào phương tiện báo chí nhằm tập trung giáo dục hai đối tượng của xã hội thời bấy giờ là phụ nữ và nhi đồng - những đối tượng chưa từng được xã hội quan tâm giáo dục như một con người...
Cuốn sách Đạm Phương nữ sử - Chân dung nhà văn hóa đầu thế kỷ XX tuyển chọn các bài phát biểu, bài viết và tham luận của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học được tuyển chọn tại Hội thảo khoa học nhân kỷ niệm 130 năm ngày sinh Đạm Phương nữ sử (1881-2011) do Hội khoa học lịch sử tỉnh Thừa Thiên - Huế và Viện Văn học Việt Nam tổ chức. Nội dung của cuốn sách đi sâu nghiên cứu về một nhân vật lịch sử - danh nhân văn hóa hoạt động đa diện vào đầu thế kỷ XX. Cuốn sách gồm hai phần:
Phần thứ nhất: Gia thế, văn hóa, giáo dục
Phần thứ hai: Văn học, báo chí, di sản.
Đào Nga My