Cuốn sách trình bày một cách có hệ thống các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng ta đối với tín ngưỡng, tôn giáo trong từng giai đoạn cách mạng từ năm 1930 đến nay. Qua đó nhấn mạnh Đảng ta luôn quan tâm và coi vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo là vấn đề quan trọng hàng đầu trong thực hiện nhiệm vụ cách mạng từng giai đoạn và đi đến khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng về tín ngưỡng, tôn giáo là: tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; đồng thời chống lợi dụng tôn giáo, bài trừ mê tín, dị đoan; đoàn kết đồng bào có tín ngưỡng tôn giáo và đồng bào không có tín ngưỡng, tôn giáo cũng như đồng bào theo tôn giáo khác nhau; quan tâm cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào có tôn giáo.
Cuốn sách gồm 2 phần:
Phần 1: Quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng đối với tôn giáo giai đoạn từ năm 1930 đến trước đổi mới.
Phần 2: Quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng đối với tôn giáo từ khi đổi mới đến nay.
Cuốn sách do PGS. Nguyễn Đức Lữ và ThS. Nguyễn Thị Kim Thanh tuyển chọn và biên soạn; là tài liệu có giá trị phục vụ công tác nghiên cứu và giảng dạy về tôn giáo và tín ngưỡng.
Sách gồm 352 trang