Nỗi đau da cam

Nỗi đau da cam
Tác giả:
Số trang: 0 trang
Giá tiền: Sách không bán
Xuất bản:
  • Thông tin sách
  • Bình luận
  •  

    noidaudacam0Đã gần 40 năm sau khi cuộc chiến đầy tội ác mà Hoa Kỳ đã gây ra ở Việt Nam kết thúc, song 80 triệu lít các chất độc hóa học, trong đó có 366 kg dioxin do quân đội Mỹ trong 3.735 ngày (từ năm 1961 đến năm 1971), rải xuống gần 26.000 thôn, làng Việt Nam đã làm cho khoảng 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm chất độc dioxin và 3 triệu người là nạn nhân chất độc da cam. Cùng với đó, nhiều căn bệnh hiểm nghèo vẫn tiếp tục xảy ra cho những thế hệ con cháu của những người bị phơi nhiễm chất độc da cam. Đó chính là tội ác tày trời mà Mỹ gây ra ở Việt Nam, trở thành nỗi đau không thể xoa dịu.

    Với tên gọi Ranch Hand (Bàn tay trang trại), Mỹ sử dụng chất diệt cỏ và rụng lá cây trong chiến dịch này nhằm biến nhiều vùng núi rậm rạp ở miền Nam Việt Nam thành đồi núi trọc, biến nhiều vùng rừng ngập mặn thành các bãi hoang trống, triệt hạ các căn cứ của Quân giải phóng và quân du kích; hủy diệt mùa màng nhằm cắt nguồn tiếp tế lương thực, thực phẩm cho lực lượng cách mạng; đồng thời cưỡng bức, dồn nhân dân vào các trại tập trung hoặc những vùng do Mỹ - ngụy kiểm soát. Bên cạnh đó, Mỹ đồng thời biến Việt Nam thành phòng thí nghiệm khổng lồ để nghiên cứu, thử nghiệm các loại chất độc phục vụ mục đích quân sự. Thực tế chứng minh, cuộc chiến tranh hóa học do Mỹ tiến hành ở Việt Nam là cuộc chiến tranh có quy mô lớn nhất, dài ngày nhất, gây hậu quả thảm khốc nhất trong lịch sử loài người.

    Ngay từ năm 1970, Tòa án Bertrand Russel cũng như Hội nghị Pari lần đầu tiên nêu trước dư luận thế giới sự tàn khốc của cuộc chiến tranh hóa học của Mỹ tại Việt Nam, gọi đó là “cuộc chiến tranh hủy diệt môi trường, hủy diệt hệ sinh thái và con người”. Chất độc da cam được các nhà khoa học trên thế giới đánh giá là “loại thuốc độc nhất mà con người tìm ra được cho đến lúc này”.

    Chất độc da cam đã tác động mạnh mẽ, lâu dài tới môi trường, các hệ sinh thái và sức khỏe con người. Với một lượng khổng lồ chất độc hóa học phun rải lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, môi trường bị ô nhiễm nặng nề, các hệ sinh thái bị đảo lộn, nhiều loài thực vật và động vật bị tiêu diệt. Hàng trăm nghìn nạn nhân đã chết, hàng trăm nghìn người đang vật lộn với bệnh tật hiểm nghèo. Các bệnh phổ biến ở con cháu các nạn nhân chất độc da cam là liệt hoàn toàn hay một phần cơ thể, mù, câm, điếc, thiểu năng trí tuệ, tâm thần, ung thư, tai biến sinh sản, dị dạng, dị tật bẩm sinh. Đặc biệt là chất độc hóa học có thể di truyền qua nhiều thế hệ và ở Việt Nam, di chứng da cam đã truyền sang thế hệ thứ 3. Phần lớn những gia đình nạn nhân chất độc da cam đã và đang sống trong khổ đau, bệnh tật, đói nghèo và vô vọng. Họ là những người nghèo nhất trong những người nghèo, người đau khổ nhất trong những người đau khổ.

    Khép lại quá khứ, hướng tới tương lai là tâm nguyện của nhân dân Việt Nam sau cuộc chiến. Tuy nhiên, nỗi đau chất độc da cam của người Việt Nam vẫn còn đó. Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã làm hết sức mình để khắc phục hậu quả chiến tranh, xoa dịu phần nào nỗi đau cho những nạn nhân chất độc da cam. Công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh được thực hiện với những nỗ lực của toàn dân. Tuy nhiên, Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải quyết những hậu quả chiến tranh nói chung và nạn nhân chất độc da cam nói riêng. Nhìn từ trách nhiệm đạo đức, pháp lý, việc khắc phục hậu quả chiến tranh đã và đang đòi hỏi lương tri của tất cả những con người bình thường, của những tổ chức quốc tế, các quốc gia, trước hết là các chính phủ của những nước mang quân đội đến Việt Nam, nhất là Chính phủ Hoa Kỳ.

    Nhân kỷ niệm 51 năm Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (10-8-1961 – 10-8-2012), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật trân trọng cho ra mắt bạn đọc cuốn sách Nỗi đau da cam như là những bằng chứng lịch sử sinh động nhằm tái hiện lại tội ác chiến tranh kinh hoàng mà đế quốc Mỹ đã gây ra cho nhân dân và đất nước Việt Nam; từ đó góp phần chia sẻ, xoa dịu những nỗi đau mà nhiều thế hệ nạn nhân chất độc da cam đã gánh chịu, là tiếng nói bênh vực, đấu tranh giành lại công lý cho những nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam.

    Cuốn sách bao gồm các bài viết, bài nghiên cứu chọn lọc của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước về những vấn đề liên quan đến thảm họa da cam mà quân đội Mỹ đã rải xuống các chiến trường miền Nam Việt Nam.

     

    Vũ Thị Hương

     

    Ban sách Đảng



    Sản phẩm cùng loại

    Tác giả: Ban Liên lạc Cựu chiến binh Tiểu đoàn 59
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Ban Chỉ huy Quân sự huyện Cờ Đỏ (Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố Cần Thơ)
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ xã Nam Vân (Đảng bộ Thành phố Nam Định)
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ phường Nguyễn Trung Trực (Đảng bộ quận Ba Đình, thành phố Hà Nội)
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Hải Lăng (Đảng bộ tỉnh Quảng Trị)
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ thị trấn Cửa Tùng
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ phường Xuân Đài (Đảng bộ thị xã Sông Cầu)
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ phường Xuân Phú (Đảng bộ thị xã Sông Cầu)
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ xã Xuân Lâm (Đảng bộ thị xã Sông Cầu)
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ phường Xuân Yên (Đảng bộ thị xã Sông Cầu)
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ phường Xuân Thành (Đảng bộ thị xã Sông Cầu)
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ xã Xuân Bình (Đảng bộ thị xã Sông Cầu)
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ xã Vũ Lạc (Đảng bộ Thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình)
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ xã Hành Đức (Huyện ủy Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi)
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ xã KDang (Đảng bộ huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai)
    Giá tiền: Liên hệ