Phát triển bền vững kinh tế - xã hội các huyện đảo
Hiện cả nước có 12 huyện đảo trực thuộc các tỉnh, thành phố ven biển. Các huyện đảo được phân chia thành các nhóm, gồm nhóm huyện đảo tiền tiêu - biên giới như Cô Tô, Phú Quốc, Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo; nhóm huyện đảo tuyến sau là Vân Đồn, Cát Hải, Kiên Hải.
Ngoài ra còn có hai vùng đảo biển xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa. Huyện đảo không chỉ là một đơn vị hành chính không thể tách rời của các tỉnh, thành phố ven bờ biển, mà còn nằm trong vùng tài nguyên thiên nhiên quý giá và phong phú về khoáng sản, hệ sinh thái cũng như cảnh quan môi trường. Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, điều kiện kinh tế - xã hội của các huyện đảo đã có nhiều đổi mới, bộ máy tổ chức và quản lý của 12 huyện đảo bước đầu hoàn thiện. Nhiều huyện đảo đã trở thành những điểm du lịch hấp dẫn như Cát Bà, Phú Quốc, Côn Đảo,... góp phần nâng cao đời sống nhân dân huyện đảo.
Tuy nhiên, do đặc điểm điều kiện tự nhiên của các huyện đảo nằm giữa trời nước mênh mông, cách xa đất liền, nhiều huyện đảo khó khăn về nguồn nước ngọt, khí hậu khắc nghiệt, đất đai cằn cỗi, thường xuyên hứng chịu sự bất thường của thiên tai. Điện thắp sáng, việc học hành, chữa bệnh của người dân trên các huyện đảo còn chưa được đầu tư, quan tâm thỏa đáng...
Phát triển kinh tế - xã hội các huyện đảo chính là góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng, khẳng định chủ quyền biển đảo của đất nước. Vì vậy các ngành, địa phương liên quan cần gắn các định hướng và quy hoạch tổng thể với phát triển kinh tế - xã hội huyện đảo. Đối với các huyện đảo tiền tiêu, cần có chính sách ưu tiên cho việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trước hết là thông tin liên lạc, đường giao thông trên đảo, giữa đảo và đất liền, cầu cảng, bến tàu, tạo điều kiện cho việc đi lại, giao lưu hàng hóa giữa huyện đảo và đất liền bằng các phương tiện vận tải thuận tiện, an toàn. Quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch, điện phục vụ sinh hoạt, sản xuất, và các cơ sở vật chất kỹ thuật khác như chợ, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa. Khuyến khích đầu tư hỗ trợ vốn, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các ngành, các tổ chức và cá nhân phát triển kinh tế huyện đảo, chú trọng ưu tiên các ngành khai thác, chế biến thủy, hải sản, dịch vụ hậu cần nghề cá. Có chính sách hỗ trợ ổn định cho dân cư trên các huyện đảo, bao gồm việc cấp đất, hỗ trợ xây dựng nhà ở, bố trí công ăn việc làm cho các thành viên trong gia đình có điều kiện học tập, chữa bệnh, sinh hoạt văn hóa tinh thần, nhằm giúp người dân trên các huyện đảo yên tâm sinh sống, ổn định lâu dài phục vụ chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển bền vững kinh tế - xã hội biển đảo.
Theo Báo Nhân dân
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- Đồng chí Hoàng Văn Thụ với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần
- Đồng chí Nguyễn Văn Tố - Nhà lãnh đạo tài năng, học giả uyên bác của Việt Nam
- Đồng chí Hoàng Đình Giong, lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam
- Đồng chí Đào Duy Tùng với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc
- Đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Người chiến sĩ cộng sản mẫu mực, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “Cây tre Việt Nam”
- Sách đồng hành cùng doanh nghiệp trong thời đại công nghệ số
- Đồng chí Lương Khánh Thiện - người chiến sĩ cộng sản kiên trung, trọn đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc
- Kỷ niệm 116 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Lê Duẩn (07/4/1907 - 07/4/2023): Nhà lãnh đạo kiệt xuất trọn đời vì nước, vì dân
- Đồng chí Chu Huy Mân - Người cộng sản kiên cường, nhà chính trị xuất sắc của Đảng và Quân đội nhân dân Việt Nam (17/3/1913 - 17/3/2023)
- Đồng chí Huỳnh Tấn Phát - Người cộng sản kiên trung mẫu mực