Quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Liên minh châu Âu và Việt Nam

Quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Liên minh châu Âu và Việt Nam
Tác giả:
Số trang: 0 trang
Giá tiền: Sách không bán
Xuất bản:
  • Thông tin sách
  • Bình luận
  •  quyen-tu-doTác giả: TS. Phan Huy Hồng - TS. Nguyễn Thanh Tú

    Số trang: 280 trang

    Giá tiền: 47.000đ

    Quyền tự do kinh doanh là quyền hiến định, được cụ thể hóa trong nhiều văn bản pháp luật hiện hành ở Việt Nam. Các đạo luật thể chế hóa quyền tự do kinh doanh đã tạo hành lang pháp lý tương đối đầy đủ, thông thoáng cho việc gia nhập thị trường của doanh nghiệp, là cơ sở để khơi thông và huy động nội cũng như ngoại lực cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh hướng tới sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, như một tất yếu, tự do  kinh doanh cũng phải chịu giới hạn để bảo đảm cho chính các chủ thể của quyền tự do kinh doanh cũng như chủ thể của các quyền tự do khác có cơ hội cùng phát huy, sử dụng các quyền tự do đó của mình.

    Kể cả ở các quốc gia có  nền kinh tế thị trường lâu đời và phát triển thì việc xác định một nội hàm của quyền tự do kinh doanh, đặc biệt thông qua việc xem xét tính hợp hiến, hợp pháp và hợp lý của các biện pháp hạn chế quyền tự do kinh doanh trên cơ sở đối chiếu với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật, nhất là nguyên tắc bảo lưu trật tự  công cộng, đạo đức xã hội, tự do hợp đồng, tự do cạnh tranh, vẫn luôn là mối quan tâm hàng đầu của khoa học pháp lý. Ở Liên minh châu Âu (EU), Tòa án Tư pháp Liên minh châu Âu (CJEU, trước đây là Tòa án Tư pháp châu Âu: EJC) có chức năng bảo vệ các quyền tự do kinh doanh được ghi nhận trong Hiệp định về hoạt động của Liên minh châu  Âu (TFEU) thông qua hoạt động tài phán của mình. CJEU đã tài phán liên tục  về quyền tự do kinh doanh, trong đó có quyền tự do cung cấp hàng hóa và quyền tự do cung ứng dịch vụ, và qua đó, đã hình thành một hệ thống quan điểm pháp lý về các quyền tự do này. Hệ thống quan điểm của CJEU về quyền tự do  cung cấp hàng hóa và quyền tự do cung ứng dịch vụ ảnh hưởng sâu rộng đến việc thực thi các quyền tự do này nói riêng và quyền tự do kinh doanh nói chung ở các quốc gia thành viên EU.

    Cuốn sách: Quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Liên minh châu Âu và Việt Nam nhằm góp phần tìm ra cách tiếp cận, phương pháp giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo đảm quyền tự do kinh doanh trong mối quan hệ với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật cũng như các quyền tự do cơ bản khác là đặc biệt cần thiết cả về phương diện lý luận lẫn thực tiễn.

    Cuốn sách đề cập đến bốn mục tiêu nghiên cứu:

    Một là, nhận diện được quan điểm của CJEU về nội hàm của quyền tự do cung cấp hàng hóa và quyền tự do cung ứng dịch vụ với tư cách là hai trong bốn tự do kinh tế cơ bản của EU.

    Hai là, nhận diện được cách tiếp cận và phương pháp của CJEU trong việc xác định tính hợp pháp của các biện pháp hạn chế quyền tự do  cung cấp hàng hóa và quyền tự do cung ứng dịch vụ trên cơ sở viện dẫn các nguyên tắc cơ bản của pháp luật, đặc biệt là trật tự công cộng, đạo đức xã hội, quyền tự do hợp đồng và quyền tự do kinh doanh.

    Ba là, từ đó rút ra các kinh nghiệm, bài học cho Việt Nam trong việc ban hành pháp luật nhằm bảo đảm quyền tự do kinh doanh, ban hành các biện pháp hợp pháp có tính chất hạn chế quyền tự do kinh doanh cũng như xem xét tính hợp  hiến, hợp pháp của các quy phạm pháp luật, biện pháp hành chính hạn chế quyền tự do kinh doanh.

    Bốn là, đề xuất các giải pháp về lập hiến, lập pháp, hành pháp và tư pháp liên quan đến quyền tự do kinh doanh ở Việt Nam.

    Trên cơ sở đó, cuốn sách còn tập trung trình bày bốn nội dung cơ bản:

    Thứ nhất, hệ thống quan điểm của CJEU về nội hàm của quyền tự do cung cấp hàng hóa và quyền tự do cung cấp dịch vụ với tư cách là hai trong bốn quyền tự do kinh tế cơ bản ở EU.

    Thứ hai, cách tiếp cận và phương pháp của CJEU trong việc xác định tính hợp pháp và hợp lý của các biện pháp hạn chế quyền tự do cung cấp dịch vụ trên cơ sở viện dẫn các nguyên tắc cơ bản của pháp luật, đặc biệt là trật tự công cộng, đạo đức xã hội, quyền tự do hợp đồng và quyền tự do cạnh tranh.

    Thứ ba, quan điểm pháp luật ở Việt Nam về quyền tự do kinh doanh, tiếp cận từ góc độ hạn chế quyền tự do kinh doanh.

    Thứ tư, xem xét khả năng rút kinh nghiệm từ quan điểm của CJEU về quyền tự do cung cấp dịch vụ trong việc bảo đảm quyền tự do kinh doanh trên phương diện lập pháp, hành pháp và tư pháp ở Việt Nam.

     

    Sản phẩm cùng loại

    Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ phường Nguyễn Trung Trực (Đảng bộ quận Ba Đình, thành phố Hà Nội)
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Hải Lăng (Đảng bộ tỉnh Quảng Trị)
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ thị trấn Cửa Tùng
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ phường Xuân Đài (Đảng bộ thị xã Sông Cầu)
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ phường Xuân Phú (Đảng bộ thị xã Sông Cầu)
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ xã Xuân Lâm (Đảng bộ thị xã Sông Cầu)
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ phường Xuân Yên (Đảng bộ thị xã Sông Cầu)
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ phường Xuân Thành (Đảng bộ thị xã Sông Cầu)
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ xã Xuân Bình (Đảng bộ thị xã Sông Cầu)
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ xã Vũ Lạc (Đảng bộ Thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình)
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ xã Hành Đức (Huyện ủy Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi)
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ xã KDang (Đảng bộ huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai)
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Giá Rai (Tỉnh ủy Bạc Liêu)
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Ủy ban Kiểm tra Trung ương
    Giá tiền: 85.000 đ
    Tác giả: Tòa án nhân dân tối cao
    Giá tiền: Liên hệ