Tác giả: Jeffrey D. Sachs
Số trang: 592 trang
Jeffrey D. Sachs là Giám đốc Viện Trái đất thuộc Đại học Comlumbia và cố vấn đặc biệt cho Tổng Thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki Moon về các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDC). Ông nổi tiếng thế giới trong vai trò cố vấn kinh tế cho các chính phủ và các tổ chức quốc tế trên toàn cầu, một trong những giáo sư kinh tế học trẻ hất của Đại học Harvard.
Trong cuốn sách Thịnh vượng chung – kinh tế học cho hành tinh đông đúc, Jeffrey D. Sachs đã phác họa bức tranh hiện thực về thế giới ngày nay, đồng thời đưa ra nhiều giải pháp hợp lý cũng như các dự đoán xác thực dựa trên những số liệu minh họa cụ thể,
Đúc rút từ vốn hiểu biết và những kinh nghiệm tuyệt vời của mình, tác giả đã viết một bản báo cáo về thế giới với giá trị thực tiễn trực tiếp và to lớn. Nội dung cuốn sách đã chuyển tải được nội hàm của tiêu đề: một phân tích dễ hiểu, một bản tổng hợp, một tài liệu tham khảo, một cuốn sách cẩm nang nghề nghiệp, một cuốn sách hướng dẫn, một bản dự báo và một bản tóm tắt về việc thực hiện những đề xuất cốt yếu cho hạnh phúc nhân loại. Cuốn sách còn là thông điệp gửi tới những người chịu trách nhiệm trước 7 tỷ dân toàn cầu: chỉ cần nhìn vào những con số, thế giới đã đổi thay mạnh mẽ trong nhiều thập niên qua và sẽ còn thay đổi nhiều hơn, càng lúc càng nhanh hơn. Bất chấp tất cả những thành tựu về khoa học và công nghệ mà chúng ta đã đạt được, sự thay đổi không ngừng trên thực tế chính là lý do khiến nguồn lực trên trái đất sớm cạn kiệt. Bây giờ là lúc chúng ta phải nắm bắt được điều gì đang diễn ra. Chứng cứ đã rõ ràng, chúng ta cần tính toán lại các chính sách kinh tế - xã hội trước khi con người phá hủy hành tinh này. Lúc nguy cấp như vậy là thời điểm nhân loại cần nỗ lực vì một tương lai sáng bền vững.
Theo khối lượng lớn dữ liệu được tóm lược trong cuốn sách này với sự minh bạch, rõ tàng thấu đáo, chúng ta đã tiến tới được một cửa sổ cơ hội bé nhỏ. Con người đã tiêu thụ hoặc chuyển đổi các tài nguyên không tái sinh của trái đất đủ để có được điều kiện sống tốt hơn trước kia. Chúng ta cũng đủ thông minh và hiện giờ, như ai đó đã hy vọng, chúng ta sẽ có đủ thông tin để tự tìm hiểu mình là một giống loài đoàn kết. Nếu lựa chọn sự phát triển bền vững thì ta có thể bảo toàn được những gì mình đã đạt được, đồng thời đẩy lùi những đại họa ngày càng có nguy cơ xảy ra.
Nhìn vào những thông tin dữ liệu, những con số trong cuốn Thịnh vượng chung – kinh tế học cho hành tinh đông đúc, người đọc sẽ có nhiều điều suy ngẫm. Ngoại suy một chút, chúng ta vẫn có thể điều chỉnh các hoạt động sống, nhưng chúng ta không còn nhiều thời gian để làm việc này.
Chúng ta có thể nhận ra rằng, hầu hết các cuộc khủng hoảng làm điêu đứng nền kinh tế thế giới chủ yếu đều bắt nguồn từ môi trường, đặc biệt là tình trạng biến đổi khí hậu, ô nhiễm, nguồn nước khan hiếm, tuyệt chủng, đất canh tác mất dần, những khu vực đói nghèo dai dẳng, nguy cơ đại dịch và sự chênh lệch đáng sợ trong việc chiếm đoạt tài nguyên trong phạm vi một nước và giữa các nước với nhau.
Tác giả cho rằng điều không may khi các nhà hoạch định chính sách hiểu từng vấn đề nêu trên ở một mức độ nào đó, thì các vấn đề thường được giải quyết theo kiểu chúng chẳng liên quan gì đến nhau cả. Tuy vậy, tác giả đã chỉ ra rằng thế giới hầu nhu không có cơ hội giải quyết bất cứ một vấn đề nào cho đến khi chúng ta hiểu được mối quan hệ nhân quả giữa chúng. Chúng ta sẽ sáng suốt nhìn nhận mình là một giống loài và tìm ra nhiều biện pháp thực tiễn để giải quyết toàn các vấn đề một cách tổng thể.
Tóm lại, điểm nhấn của cuốn sách đặt vào vấn đề phát triển bền vững và nhu cầu cấp thiết phải chấm dứt đói nghèo – hai nhiệm vụ cơ bản mà các quốc gia và tất cả các công dân toàn cầu cùng phải gánh vác. Ngoài ra, tất cả các thiết chế, các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ (NGO), các trường học, các công ty đa quốc gia và các tổ chức từ thiện cũng cần tăng cường hơn nữa vai trò quan trọng của mình. Các ví dụ điển hình nhất về hợp tác toàn cầu thành công trước đây là việc loại trừ bệnh đậu mùa và thành công của các cách mạng xanh ở Châu Á.