Nội dung cuốn sách tập trung phân tích cơ sở chính trị, kinh tế, xã hội của tổ chức nhà nước Việt Nam; một số học thuyết về nhà nước và tổ chức nhà nước có ảnh hưởng đến việc xây dựng nhà nước và tổ chức Nhà nước Việt Nam, cũng như đề cập một số nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về xây dựng nhà nước và tổ chức Nhà nước Việt Nam. Từ việc phân tích thực tiễn bộ máy nhà nước qua các giai đoạn lập Hiến, (1946, 1959, 1980, 1992, 2013), tác giả lý giải để thấy được sự thay đổi, phát triển của tổ chức Nhà nước Việt Nam, của từng thiết chế quyền lực trong tổ chức Nhà nước Việt Nam: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, chính quyền địa phương, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán Nhà nước. Đồng thời với những thay đổi, phát triển là những vấn đề đặt ra cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện đối với từng thiết chế quyền lực của tổ chức nhà nước trong điều kiện hiện nay. Từ đó xác định các yêu cầu tiếp tục đổi mới, hoàn thiện tổ chức Nhà nước Việt Nam, đề xuất việc đổi mới hoàn thiện cơ chế thực hiện quyền lực nhà nước trong mô hình tổng thể nhà nước; đổi mới, hoàn thiện các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp.
Cuốn sách là tài liệu hữu ích, góp phần cung cấp cơ sở cho việc nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống lý luận, định hướng chính sách về xây dựng và hoàn thiện tổ chức Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Độc giả có thể tham khảo sách tại Thư viện Quốc gia hoặc thư viện các tỉnh, thành phố trong cả nước.