Văn hóa đọc sách một vấn đề chưa bao giờ cũ
Nhà bình luận văn học người Anh - John Milton từng đánh giá tầm quan trọng của một quyển sách rằng: “Một quyển sách hay là đời sống xương máu quý giá của một tinh thần ướp hương và cất kín cho mai sau”. Khi đối diện với những quyển sách ấy, mỗi cá nhân trong xã hội phải có một thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc, để thấy được sự đặc sắc của một quyển sách quý. Nói cách khác đó chính là cách đọc hay còn gọi là văn hóa đọc - một bộ phận quan trọng của văn hóa nói chung. Làm sao để duy trì và phát triển văn hóa đọc luôn là câu hỏi cần thiết, nhằm khẳng định một sức sống tâm hồn của những thế hệ.
Một em bé say mê đọc ở hiệu sách
Đứng về góc độ làm sách, Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây (Center for East - West Cultures and Languages) hơn hết, đều hiểu tầm quan trọng của giá trị sách và cách đọc sách của người đọc. Thông qua các loại hình cửa hàng bán sách, các loại hình thư viện, tạo phòng đọc sách... nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho từng cá nhân, không phân biệt tuổi tác, địa vị xã hội, nơi ở... để họ có thể tiếp cận được với nguồn sách giá trị được nhanh nhất và dễ dàng nhất. Trung tâm cũng mong muốn tạo cơ hội cải thiện chính cuộc sống tinh thần của người đọc.
Chúng ta thấy, không phải ngẫu nhiên mà ngày 8 tháng 9 hằng năm UNESCO vinh danh lễ kỉ niệm và trao giải thưởng xoá mù chữ cho những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc, đây là bước tiến quan trọng được xã hội quan tâm, khẳng định được tầm quan trọng của văn hóa đọc. Đó chính vì mục đích cuối cùng của phát triển văn hoá đọc là phát triển thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc cho mọi thành viên trong xã hội.
Muốn phát triển được văn hóa đọc thì chất lượng của những quyển sách cũng cần phải được nâng cao, hướng dần tới việc phát triển nền công nghiệp sách. Đầu tiên, phải từ người viết sách kỹ lưỡng trong từng câu chữ, tạo được những giá trị mới cho từng quyển sách; sau đó đến người làm sách và tới quá trình hình thành sách đến tay người đọc phải có chất lượng cao và giá cả hợp lý.
Trung tâm Ngôn ngữ Đông Tây hiểu được tầm quan trọng của việc đọc sách, hay văn hóa đọc, với triết lý kinh doanh “luôn cố gắng gìn giữ văn hóa đọc, đem tri thức đến với mọi thế hệ người Việt, để tri thức len lỏi trong từng xóm làng Việt Nam”, Trung tâm nói riêng và các cơ quan liên ngành nói chung đều khẳng định được vị trí của việc đọc sách, đó chính là một cách thưởng thức văn hóa sang trọng và có chiều sâu, luôn được khẳng định như một nhu cầu thiết yếu của đời sống con người. Nó không bị lãng quên hay lụi tàn khi đi song song với những loại hình phương tiện truyền thông hiện đại khác.
Đoàn Tử Hoan
Theo trithucthoidai
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- Đồng chí Bùi Bằng Đoàn với sự nghiệp cách mạng của Đảng và đất nước
- Xuất bản hai cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thể hiện quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc
- Tái bản một số ấn phẩm tiêu biểu nhân kỷ niệm 133 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Xuất bản bộ sách về lịch sử ngành Công Thương
- Đề cương về văn hóa Việt Nam – Khởi nguồn và động lực phát triển
- Sách tương tác góp phần đánh thức tiềm năng của trẻ
- Xây dựng, phát triển hệ giá trị chuẩn mực con người Việt Nam hiện nay theo quan điểm của Đảng
- Đổi mới hoạt động thư viện, phát triển kỹ năng đọc cho thiếu nhi
- Cần tăng đầu tư cho đúng tầm vóc Giải thưởng Sách quốc gia
- Những điều cần biết khi xây dựng tủ sách cho trẻ em
- Sách nói và cuộc đụng độ giữa các nền tảng
- Các xu hướng sách nói trong năm 2023