Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN: Tầm nhìn tới năm 2025
Với mục tiêu xây dựng một cộng đồng các dân tộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hài hòa, đoàn kết, đùm bọc và chia sẻ, hướng tới người dân, chăm lo về thể chất, phúc lợi, môi trường sống ngày càng tốt hơn của người dân và tạo dựng một bản sắc chung của khu vực, Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC) có một vị trí đặc biệt quan trọng trong tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN. Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN được hình thành như thế nào? Nội dung kế hoạch tổng thể Cộng đồng ASEAN là gì? Việt Nam được hưởng những lợi ích gì khi tham gia ASCC?… Cuốn sách Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN: Tầm nhìn tới năm 2025 do TS. Luận Thùy Dương - một chuyên gia nghiên cứu về các vấn đề quốc tế và hiện là Đại sứ Việt Nam tại Mianma viết, được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản sẽ giải đáp các câu hỏi trên một cách cụ thể, cũng như giúp bạn đọc có cái nhìn và sự hiểu biết sâu sắc hơn về một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN - Cộng đồng Văn hóa - Xã hội (ASCC), sự phát triển của ASCC tới năm 2025.
Cuốn sách gồm 3 chương, là công trình mà tác giả dành nhiều tâm huyết, vừa nhìn lại quá trình hình thànhÂÂ và phát triển của Cộng đồng tới nay, vừa đánh giá những thuận lợi, khó khăn và thách thức đã và đang đặt ra cho Cộng đồng trong thời gian qua nhằm xây dựng tầm nhìn tới năm 2025. Bên cạnh đó, tác giả cũng dành một chương để viết về sự tham gia tích cực của Việt Nam vào Cộng đồng và những khuyến nghị nhằm nâng cao vị thế, vai trò của Việt Nam trong Cộng đồng tới năm 2025.
Chương 1: Quá trình hình thành Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN, trình bày các nội dung tổng quan về Cộng đồng ASEAN nói chung và Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN nói riêng như: ý tưởng xây dựng, mục tiêu, vai trò, vị trí, quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN với những bước đi và thực trạng xây dựng. Từ đó, cuốn sách khẳng định, Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN có một vị trí đặc biệt quan trọng trong tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN. Trọng tâm của ASCC là cam kết nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân thông qua các hoạt động hợp tác hướng tới con người, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững. Trong những năm qua, ASEAN cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên trong những năm tới còn phải làm nhiều hơn nữa.
Chương II: Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN tới năm 2025, nội dung trọng tâm của chương trình bày vấn đề tầm nhìn Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN tới năm 2025 với mục tiêu, nguyên tắc, định hướng cụ thể, cùng những kế hoạch tổng thể của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN năm 2025. Bên cạnh đó, đánh giá những thuận lợi, khó khăn, thách thức mà ASCC phải đối mặt. Trên cơ sở đó, cuốn sách đã đi tới những kết luận quan trọng: kế hoạch tổng thể ASCC trong giai đoạn 2016-2025 sẽ tiếp tục tăng cường việc gắn kết các thể chế và khuôn khổ chính sách nhằm thúc đẩy các lĩnh vực phát triển con người, công bằng xã hội, phúc lợi và an sinh xã hội, tính bền vững về môi trường, nhận thức về ASEAN và thu hẹp khoảng cách phát triển. Đồng thời, tác giả cũng khẳng định, với tầm nhìn đến năm 2025, ASCC sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn nữa cho người dân, và ASCC sẽ tiếp tục là trụ cột vững chắc, có vai trò quan trọng hơn ở khu vực này.
Chương III: Việt Nam tham gia xây dựng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN; một số khuyến nghị nhằm nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam trong Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN tới năm 2025. Nội dung chương này trình bày vai trò của ASCC đối với Việt Nam, những lợi ích của Việt Nam khi tham gia xây dựng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN, những đóng góp của Việt Nam trong việc xây dựng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội trong ASEAN; kế hoạch thực hiện các mục tiêu của ASCC giai đoạn 2016-2025. Trong đó, tác giả cho rằng, để tăng cường vị thế của mình trong Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN sau năm 2015, Việt Nam cần gắn kết việc thực hiện Kế hoạch tổng thể ASCC với các mục tiêu và chương trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; vận động sự tham gia của các cấp, các ngành cũng như người dân vào quá trình xây dựng Cộng đồng để mang lại lợi ích nhiều nhất cho người dân ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng; kiện toàn hệ thống pháp luật, đồng thời phải tăng cường cam kết ở các cấp trong việc cung cấp đủ các nguồn lực phù hợp nhằm bảo đảm sự tham gia chủ động và tích cực của Việt Nam vào quá trình thực hiện Kế hoạch tổng thể ASCC.
Những nội dung được cung cấp trong cuốn sách sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích giúp bạn đọc, các nhà ngoại giao, nhà hoạch định chính sách có những hiểu biết sâu sắc hơn về Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN.
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- Đồng chí Hoàng Văn Thụ với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần
- Đồng chí Nguyễn Văn Tố - Nhà lãnh đạo tài năng, học giả uyên bác của Việt Nam
- Đồng chí Hoàng Đình Giong, lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam
- Đồng chí Đào Duy Tùng với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc
- Đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Người chiến sĩ cộng sản mẫu mực, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “Cây tre Việt Nam”
- Sách đồng hành cùng doanh nghiệp trong thời đại công nghệ số
- Đồng chí Lương Khánh Thiện - người chiến sĩ cộng sản kiên trung, trọn đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc
- Kỷ niệm 116 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Lê Duẩn (07/4/1907 - 07/4/2023): Nhà lãnh đạo kiệt xuất trọn đời vì nước, vì dân
- Đồng chí Chu Huy Mân - Người cộng sản kiên cường, nhà chính trị xuất sắc của Đảng và Quân đội nhân dân Việt Nam (17/3/1913 - 17/3/2023)
- Đồng chí Huỳnh Tấn Phát - Người cộng sản kiên trung mẫu mực