Quyết định quản lý nhà nước của Chính phủ: Lý luận và thực tiễn
Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội”. Chính phủ chấp hành Hiến pháp, luật và các nghị quyết của Quốc hội bằng hình thức chủ yếu là ban hành các quyết định quản lý nhà nước. Nội dung các quyết định đó phải rõ ràng, đồng bộ để mang lại tính hiệu quả trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Để độc giả có một cái nhìn khái quát về quyết định quản lý nhà nước của Chính phủ, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Quyết định quản lý nhà nước của Chính phủ: Lý luận và thực tiễn của Tiến sĩ Cao Vũ Minh.
Nội dung được trình bày là kết quả hoạt động nghiên cứu và giảng dạy nhiều năm liền của tác giả Cao Vũ Minh. Nó vừa mang tính lý luận, vừa là những tổng kết thực tiễn quan trọng về vấn đề quyết định quản lý nhà nước của Chính phủ.
Cuốn sách cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản về thẩm quyền, nội dung, trình tự ban hành, đồng thời nêu bật những ưu điểm, hạn chế và phân tích các đặc điểm, tính chất đối với quyết định quản lý nhà nước của Chính phủ trong quá trình ban hành. Từ đó, đưa ra một số kiến nghị nhằm bảo đảm tính hợp pháp, hợp lý của quyết định quản lý nhà nước trong quá trình ban hành, góp phần nâng cao hiệu quả quyết định quản lý nhà nước của Chính phủ.
Nội dung cuốn sách gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về thẩm quyền ban hành quyết định quản lý nhà nước của Chính phủ; Chương 2: Nhu cầu và thủ tục xây dựng, ban hành quyết định quản lý nhà nước của Chính phủ; Chương 3: Yêu cầu đối với quyết định quản lý nhà nước của Chính phủ và hậu quả khi không tuân thủ các yêu cầu này.
Trên thực tế, việc ban hành quyết định quản lý nhà nước của Chính phủ được thực hiện tương đối hiệu quả, về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì việc ban hành các quyết định quản lý nhà nước của Chính phủ còn nhiều hạn chế như: kỹ thuật lập pháp còn yếu; tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo; chất lượng, hiệu lực, hiệu quả quản lý còn thấp,… làm giảm hiệu quả hoạt động của các cơ quan, nhất là trong việc bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật. Mặt khác, quyết định quản lý nhà nước của Chính phủ có hình thức pháp lý đa dạng và do nhiều chủ thể ban hành, vì thế đã gây không ít khó khăn trong việc áp dụng.
Qua quá trình nghiên cứu nghiêm túc, cuốn sách Quyết định quản lý nhà nước của Chính phủ: Lý luận và thực tiễn sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị đối với những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy, những người làm công tác xây dựng pháp luật và đặc biệt là công chức trong bộ máy hành chính nhà nước thuộc Chính phủ. Đồng thời, cuốn sách cũng là tài liệu tham khảo bổ ích đối với sinh viên, học viên và những độc giả quan tâm đến vấn đề này.
Phạm Hương
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- Đồng chí Hoàng Văn Thụ với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần
- Đồng chí Nguyễn Văn Tố - Nhà lãnh đạo tài năng, học giả uyên bác của Việt Nam
- Đồng chí Hoàng Đình Giong, lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam
- Đồng chí Đào Duy Tùng với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc
- Đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Người chiến sĩ cộng sản mẫu mực, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “Cây tre Việt Nam”
- Sách đồng hành cùng doanh nghiệp trong thời đại công nghệ số
- Đồng chí Lương Khánh Thiện - người chiến sĩ cộng sản kiên trung, trọn đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc
- Kỷ niệm 116 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Lê Duẩn (07/4/1907 - 07/4/2023): Nhà lãnh đạo kiệt xuất trọn đời vì nước, vì dân
- Đồng chí Chu Huy Mân - Người cộng sản kiên cường, nhà chính trị xuất sắc của Đảng và Quân đội nhân dân Việt Nam (17/3/1913 - 17/3/2023)
- Đồng chí Huỳnh Tấn Phát - Người cộng sản kiên trung mẫu mực