Sức sống của chủ nghĩa Mác-Lênin trong thời đại ngày nay

Ngày đăng: 24/10/2017 - 10:10

Từ sau sự kiện chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đã nhân cơ hội đó đẩy mạnh sự chống phá quyết liệt chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa xã hội. Chúng thường rêu rao rằng chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ là “một thứ tôn giáo và không tưởng”, “chủ nghĩa xã hội chỉ còn là bóng ma”. Thậm chí, chúng còn định ra cả thời gian chủ nghĩa xã hội sụp đổ hoàn toàn ở những nước còn lại, trong đó có Việt Nam.

Đáng tiếc, trong hàng ngũ cộng sản và nhân dân, có những người đã nhiễm phải những luận điệu tuyên truyền hết sức tinh vi và thâm độc của các thế lực thù địch, từ đó nảy sinh tư tưởng bi quan, dao động, thậm chí đánh mất niềm tin vào chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa xã hội.

Vì vậy, bài viết này xin phân tích để góp thêm tiếng nói khẳng định những giá trị bền vững của chủ nghĩa Mác - Lênin và sức sống hiện thực của nó trong thời đại ngày nay. Thực tiễn lịch sử thế giới cho thấy, từ khi học thuyết Mác ra đời, đặc biệt là từ sau khi Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga thành công, giai cấp tư sản cùng các thế lực thù địch không lúc nào ngừng công kích, chống phá chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa xã hội. Vậy vì sao giai cấp tư sản và các thế lực thù địch lại hết sức hoảng sợ, tìm mọi cách phủ định, bác bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa xã hội hiện thực một cách hằn học?

Chúng ta biết rằng, học thuyết Mác - Lênin ra đời, với bản chất cách mạng và khoa học của nó đã đặt nền tảng tư tưởng - lý luận cho sự cáo chung của chủ nghĩa tư bản; đồng thời, vạch rõ các đối kháng giai cấp không thể điều hòa trong xã hội tư bản, mà xét đến cùng các đối kháng đó là do hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa quyết định. học thuyết Mác - Lênin cũng chỉ rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản là người đào huyệt chôn chủ nghĩa tư bản và xây dựng một xã hội không còn áp bức, bóc lột, bất công, làm cho “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện phát triển tự do của tất cả mọi người”1. học thuyết Mác - Lênin trang bị cho giai cấp vô sản, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới một vũ khí tư tưởng sắc bén để đấu tranh xóa bỏ chế độ thống trị của giai cấp bóc lột, hướng tới thực hiện lý tưởng xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Do vậy, giai cấp tư sản không bao giờ chấp nhận chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa xã hội.

Thực tiễn những năm 90 của thế kỷ XX đã xảy ra các sự kiện “động đất chính trị” ở Liên Xô và các nước Đông Âu, dẫn đến chế độ xã hội chủ nghĩa ở những nước này tan rã. Lợi dụng tình hình đó, giai cấp tư sản và các phần tử cơ hội, xét lại ra sức tuyên truyền đề cao xã hội tư bản, cổ súy cho những nước rời bỏ con đường xã hội chủ nghĩa và đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. họ còn khuếch trương mô hình “xã hội hậu công nghiệp”, “xã hội hậu tư bản”, cho đó là những mô hình lý tưởng mà nhân loại cần hướng tới. Trước thực tế đó, những người cộng sản chân chính cần phải bình tĩnh, tăng cường đoàn kết thống nhất để bảo vệ những giá trị đích thực của chủ nghĩa Mác - Lênin và toàn bộ thành quả cách mạng xã hội chủ nghĩa. Chúng ta đấu tranh bảo vệ với tinh thần cách mạng và khoa học, với tư duy đổi mới và sáng tạo để học thuyết Mác - Lênin không ngừng phát triển, chứng tỏ sức sống mãnh liệt của nó trong thời đại ngày nay. Bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, phải trên quan điểm toàn diện, lịch sử, cụ thể và phát triển; phải nhận thức rõ giá trị những luận điểm của C.Mác, Ph.ăngghen nêu ra, được V.i.Lênin vận dụng và phát triển sáng tạo, đến nay vẫn giữ nguyên ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Tuy nhiên, cần thấy được có một số luận điểm mà C.Mác, Ph.ăngghen đưa ra, trước đây là hoàn toàn đúng, song trong điều kiện lịch sử mới có những vấn đề không còn phù hợp, có những vấn đề cần được nghiên cứu bổ sung và phát triển. Có như vậy mới đúng tinh thần lời chỉ huấn của V.I.Lênin: “Chúng ta không hề coi lý luận của Mác như là một cái gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm; trái lại, chúng ta tin rằng lý luận đó chỉ đặt nền móng cho môn khoa học mà những người xã hội chủ nghĩa cần phải phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu họ không muốn trở thành lạc hậu đối với cuộc sống”2.

Trong nhiều thập kỷ qua, các thế lực thù địch và những phần tử cơ hội, xét lại vẫn đang tăng cường công kích, chống phá quyết liệt học thuyết Mác - Lênin trên cả bình diện lý luận và thực tiễn. Về mặt lý luận, chúng tìm mọi cách bác bỏ các luận điểm riêng lẻ, những bộ phận của học thuyết, rồi đi đến phủ nhận toàn bộ học thuyết Mác - Lênin. Về mặt thực tiễn, chúng vin cớ vào sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu và Liên Xô, từ đó võ đoán rằng “mô hình đổ thì học thuyết đổ”, rằng ngày nay, khoa học - kỹ thuật phát triển như vũ bão, nội dung thời đại đã thay đổi so với trước đây.

Vậy, nếu cứ theo sự rao giảng của các thế lực thù địch và các phần tử cơ hội, xét lại, thì phải chăng học thuyết Mác - Lênin chỉ mang tính tư biện, giáo điều và chủ nghĩa xã hội chỉ như một “khúc quanh của lịch sử”? Phải chăng mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, tức là học thuyết Mác - Lênin cũng sụp đổ theo?

Lịch sử cách mạng thế giới đã chứng minh, chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời đã đáp ứng đòi hỏi khách quan của phong trào cách mạng thế giới. Những tư tưởng, lý luận mà các nhà kinh điển mácxít nêu ra không phải là sự suy đoán chủ quan, tư biện, mà dựa trên sự phát hiện những quy luật khách quan trong tự nhiên, xã hội, tư duy và những thành tựu khoa học - kỹ thuật của nhân loại. Chẳng hạn, khi C.Mác nêu ra học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, ông đã luận giải sâu sắc về quy luật vận động phát triển của xã hội loài người là quá trình tự nhiên, từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện và trải qua các giai đoạn khác nhau. Sự thay thế nhau từ thấp lên cao của các hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử đã chứng minh tính cách mạng và khoa học của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của C.Mác hoàn toàn đúng. Chính sự phát hiện chính xác quy luật vận động khách quan của lịch sử loài người mà học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của C.Mác luôn tràn đầy sức sống, trở thành linh hồn của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Vì vậy, không thể mượn cớ sự sụp đổ của một mô hình xã hội chủ nghĩa cụ thể để khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin đến nay đã lỗi thời.

Phân tích các nguyên nhân, bài học dẫn đến sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu, có nguyên nhân thuộc về chủ quan của các đảng cộng sản ở những nước đó đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi vận dụng các luận điểm học thuyết Mác - Lênin một cách giáo điều, cứng nhắc, duy ý chí, làm cho học thuyết trở thành xơ cứng, nên dẫn đến hết sai lầm này đến sai lầm khác, đã đẩy đất nước tới bờ vực thẳm. Sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và Liên Xô để lại tổn thất to lớn cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Đó chỉ là sự sụp đổ của mô hình xã hội chủ nghĩa cụ thể, chứ không vì thế mà làm thay đổi nội dung, tính chất của thời đại ngày nay. Thời đại ngày nay vẫn là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, được mở đầu bằng Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga vĩ đại năm 1917. Thực tiễn đau xót đó của cách mạng càng minh chứng rằng cuộc đấu tranh giai cấp “ai thắng ai” giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản trong thời đại ngày nay rất gay go, quyết liệt; cái mới, cái tiến bộ, cái hợp quy luật không phải chiến thắng được dễ dàng cái lỗi thời, lạc hậu, cái không hợp quy luật. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng ta đã khẳng định: “Lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh co; song, loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội vì đó là quy luật tiến hóa của lịch sử”3.

Ngày nay, chủ nghĩa tư bản có sự điều chỉnh thích nghi để tồn tại, nên đã tạo ra những bước phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt ở một số ngành khoa học mũi nhọn. Chúng ta không phủ nhận những thành tựu mà con người đạt được trong xã hội tư bản; không phủ nhận những thành công mà một số nước tư bản chủ nghĩa đạt được trong quá trình tự điều chỉnh để thích nghi; cũng không phủ định những yếu tố hợp lý trong các học thuyết xã hội ngoài mácxít. Song, chúng ta cần nhận thức rõ những khuyết tật không thể khắc phục được của chủ nghĩa tư bản và những hạn chế căn bản trong các học thuyết đó đối với việc giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội, giải phóng con người và nhiều vấn đề xã hội khác. Thực tế hiện nay, nếu chỉ nhìn bề ngoài, không ít người ngộ nhận bản chất của chủ nghĩa tư bản đã thay đổi, không còn bóc lột nữa và dân chủ, nhân đạo hơn. Nhưng, cần khẳng định rằng, dù chủ nghĩa tư bản có thay hình đổi dạng thế nào chăng nữa, thì thực chất quá trình tồn tại của chủ nghĩa tư bản vẫn dựa trên sự bóc lột giá trị thặng dư. Dù rằng ngày nay, khoa học - công nghệ phát triển ngày càng cao, giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản được che lấp rất tinh vi trong khai thác các thiết bị công nghệ cao và các quan hệ kinh tế - xã hội đa chiều, rất phức tạp, làm cho nhiều người lầm tưởng quy luật giá trị thặng dư đã biến mất. Song, như C.Mác đã phân tích, suy cho cùng chỉ có lao động sống mới tạo ra lợi nhuận là giá trị thặng dư. Vì vậy, học thuyết về giá trị thặng dư của C.Mác vẫn luôn là “hòn đá tảng”, là cơ sở phân tích, xem xét bản chất kinh tế - chính trị của chủ nghĩa tư bản hiện đại.

C.Mác và Ph.ăngghen ngay từ giữa thế kỷ XiX đã chỉ rõ: kỹ thuật sản xuất phát triển càng cao trong chủ nghĩa tư bản thì đối tượng bị bóc lột nặng nề nhất vẫn là giai cấp công nhân. Trong điều kiện lịch sử mới, giai cấp công nhân vẫn là người đại diện cho phương thức sản xuất hiện đại, chứ không phải sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đã biến mất như một số quan điểm cơ hội, xét lại hay các quan điểm ngoài mácxít lâu nay đề cập. Bởi vì, chỉ có giai cấp công nhân với bộ tham mưu chiến đấu của mình là Đảng Cộng sản mới gắn sự nghiệp giải phóng giai cấp mình với sự nghiệp giải phóng toàn xã hội khỏi chế độ áp bức, bóc lột, bất công của chủ nghĩa tư bản; đồng thời kiên định mục tiêu đấu tranh thực hiện những lý tưởng cao đẹp của nhân loại.

Như vậy, thực tiễn cách mạng thế giới trong thế kỷ XX và những năm đầu của thế kỷ XXi đã kiểm chứng những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin là hoàn toàn đúng đắn. hiện nay, các thế lực thù địch cùng các phần tử cơ hội, xét lại vẫn không ngớt lời công kích, phủ định, bác bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, đề cao chủ nghĩa tư bản hiện đại, ra sức tán dương các quan điểm tư sản, phản động. Nhưng thử hỏi, trong lịch sử nhân loại có học thuyết nào mang tính nhân văn, nhân đạo cao cả, có sức cổ vũ, thuyết phục hàng trăm các dân tộc với hàng tỷ người trên thế giới đứng lên đấu tranh nhằm xóa bỏ áp bức, bóc lột, lệ thuộc như học thuyết Mác - Lênin? Và, nếu không có Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, không có chủ nghĩa xã hội được xây dựng và phát triển trên đất nước Nga Xôviết, thì làm sao những con quái vật chủ nghĩa phát xít có thể bị quật đổ trong Chiến tranh thế giới thứ hai? Và, nếu không có một hệ thống xã hội chủ nghĩa hùng mạnh như trước đây, thì phong trào đấu tranh của nhân dân thế giới vì mục tiêu hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội sẽ chắc chắn còn gặp nhiều khó khăn, trắc trở; và thế giới sẽ còn phải chứng kiến nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu do các thế lực hiếu chiến trong chủ nghĩa đế quốc gây ra...

Ngày nay, tuy chủ nghĩa xã hội đang còn gặp rất nhiều khó khăn, song chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn có ảnh hưởng rất sâu sắc trong đời sống nhân loại; vẫn đứng vững trong cuộc đấu tranh của những người cộng sản và nhân dân lao động, kể cả ở những nước mà chế độ xã hội chủ nghĩa đã tan rã. hình ảnh các nước xã hội chủ nghĩa còn lại như Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba... vẫn đứng vững và phát triển trước mọi sự tấn công ác hiểm của các thế lực thù địch và bọn phản động quốc tế, là bằng chứng hùng hồn về sức sống hiện thực của chủ nghĩa Mác - Lênin. Đây chính là nguồn cổ vũ lớn lao cho những người cộng sản chân chính và nhân dân các dân tộc trên thế giới trong cuộc đấu tranh vì lý tưởng xã hội chủ nghĩa cao đẹp của nhân loại.

Đối với cách mạng Việt Nam, sức sống của chủ nghĩa Mác - Lênin đã thể hiện trong toàn bộ tiến trình vận động và phát triển của cách mạng. Chủ tịch hồ Chí Minh, người có công truyền bá và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện hoàn cảnh thực tế của Việt Nam, Người đã cùng Đảng Cộng sản Việt Nam làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin luôn tràn đầy sức sống hiện thực và tiếp tục phát triển trên đất nước ta. Thực tiễn của cách mạng Việt Nam trong 85 năm qua, đặc biệt những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước gần 30 năm qua, càng củng cố vững chắc niềm tin, niềm tự hào cho mỗi chúng ta vào chủ nghĩa Mác - Lênin, vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Chủ tịch hồ Chí Minh và nhân dân ta đã lựa chọn.

Đại tá, ThS. Nguyễn Đức Thắng*

Bài viết trích trong cuốn Bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản

* Phó Trưởng ban Kế hoạch Tổng hợp, Viện Khoa học Xã hội Nhân văn quân sự - Bộ Quốc phòng

1. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t. 4, tr. 628.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ Vii: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Sđd, tr. 8.

3. V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, hà Nội, 2005, t. 4, tr. 232.


Bình luận